- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Trầm cảm ẩn có thể gây đau ở những cơ quan như tiêu hóa, tim mạch, cơ xương khớp, hệ tiết niệu, sinh dục...
Ăn nhiều rau củ quả giúp cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm
Trẻ có thể mắc trầm cảm do bị bạo hành
Thoát chứng trầm cảm nhờ một câu nói của con gái ba tuổi
Ngăn ngừa tái phát trầm cảm nhờ sản phẩm Kim Thần Khang
Những người bị trầm cảm hay trầm cảm ẩn thường không muốn thừa nhận mức độ nghiêm trọng của bệnh tật. Họ tin rằng, nếu cứ tiếp tục cuộc sống của họ, trầm cảm sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, với hầu hết mọi người, công việc và những thay đổi trong cuộc sống không thể kéo họ ra khỏi nỗi buồn và sự cô đơn. Đối với bệnh nhân bị trầm cảm ẩn, các triệu chứng cơ thể có thể che lấp đi những rối loạn về trầm cảm. Biểu hiện chính của bệnh là đau ở các cơ quan như tiêu hóa, tim mạch, cơ xương khớp, hệ tiết niệu, sinh dục...
Bệnh lý trầm cảm ẩn cần được quan tâm đúng mức
Theo bác sỹ, tiến sỹ John Grohol - người sáng lập và CEO của Psych Central (trang mạng trực tuyến chuyên về sức khỏe tâm thần hàng đầu trên thế giới), đồng thời là tác giả, nhà nghiên cứu và chuyên gia về sức khỏe tâm thần, người bị trầm cảm nói chung và trầm cảm ẩn nói riêng rất cần được thấu hiểu, chia sẻ, giúp họ điều trị bệnh có hiệu quả và vượt qua bệnh tật. Dưới đây là 6 dấu hiệu của trầm cảm ẩn mà bạn nên chú ý nhận biết nếu người thân mắc phải.
1. Ăn ngủ, sinh hoạt thất thường
Giấc ngủ là nền tảng cho chúng ta có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Khi một người không thể ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều mỗi ngày, thì đều có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, một số người sẽ cố gắng ăn uống nhiều lên để dẹp bớt những phiền muộn của họ. Ăn nhiều hoặc uống nhiều rượu bia có thể giúp họ cảm thấy no và che đậy bớt những cảm xúc “trống rỗng” bên trong. Ngược lại, một số người có thể hoàn toàn mất hứng với chuyện ăn uống.
Ngủ nghỉ thất thường là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm
2. Nói nhiều về triết lý
Người bị trầm cảm ẩn có thể nói nhiều chuyện liên quan đến triết lý, như ý nghĩa cuộc sống hoặc những điều có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của họ. Họ có thể cởi mở thừa nhận rằng, họ có những suy nghĩ và cảm giác muốn làm tổn thương bản thân, thậm chí là những suy nghĩ về cái chết. Họ cũng có thể nói nhiều về việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự hoặc con đường nào đó tốt đẹp hơn cho hành trình cuộc đời. Những kiểu chủ đề như vậy có thể là dấu hiệu cho thấy một người nào đó đang cố đối mặt với những mặt tối nội tâm mà họ không muốn chia sẻ với ai.
3. Luôn giữ vẻ mặt “hạnh phúc”
Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm ẩn luôn giữ vẻ mặt hạnh phúc. Đôi khi, nó chỉ là “mặt nạ” mà họ tự tạo ra cho mình. Nhưng nếu thực sự gần gũi và gắn bó với họ, bạn có thể nhận ra những dấu hiệu tâm lý khác biệt. Tuy nhiên, nhiều người bị trầm cảm không muốn dành nhiều thời gian ở cạnh những người khác. Họ sẵn sàng tìm lý do để không thể đi chơi, đi ăn uống hoặc gặp bạn bè.
4. Che giấu tình trạng bệnh
Những người bị trầm cảm ẩn có thể dùng mọi cách để che đậy những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của họ. Đôi khi, họ có thể muốn nói với ai đó về chúng. Họ sẽ sắp xếp một cuộc hẹn với bác sỹ hoặc chuyên gia tâm lý. Nhưng rất có thể, vào buổi sáng hôm sau, họ lại quyết định không đi khám. Nhiều người sẽ che giấu bệnh tật và đấu tranh với trầm cảm vì không muốn bất cứ ai có thể thấy được điểm yếu của mình. Khi một người bị trầm cảm ẩn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác, họ đã thực sự cảm thấy chán nản và tuyệt vọng.
Người bệnh trầm cảm ẩn có xu hướng che giấu bệnh tật
5. Dễ xúc động hơn
Một người bị trầm cảm thường có những cảm nhận mạnh mẽ hơn những người khác. Đó có thể là ai đó không dễ khóc khi xem các chương trình truyền hình bỗng nhiên khóc khi xem được những phân cảnh lãng mạn. Hoặc một người thường không tức giận về bất cứ điều gì nhưng rất giận dữ khi ai đó cua nhanh qua đường. Hoặc ai đó không thường bày tỏ cảm xúc nhưng bỗng nhiên nói với bạn rằng họ thích bạn. Nó giống như việc những cảm xúc đã được “đóng hộp” bỗng chốc được phô bày ra xung quanh.
6. Nhìn mọi thứ bi quan hơn
Theo các nhà tâm lý, những người bị trầm cảm sẽ có cái nhìn thực tế đối với thế giới xung quanh và bị tác động bởi nó. Trong khi đó, những người không bị trầm cảm có xu hướng lạc quan và mong đợi nhiều hơn những điều thực tế mang lại. Người bình thường tin rằng, họ thực hiện tốt các nhiệm vụ hơn những gì họ làm so với những người trầm cảm.
Đối với bệnh nhân trầm cảm ẩn, nếu chỉ sử dụng các loại thuốc để điều trị triệu chứng thì rất khó giải quyết tận gốc vấn đề. Bác sỹ cần khám toàn diện lâm sàng hoặc cận lâm sàng nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh nhân có thể được chăm sóc bằng các liệu pháp tâm lý, kết hợp với sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm.
Hoài Thương H+ (Theo Psychcentral.com)
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì, kết hợp với cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim… Sản phẩm giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh; Cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, trầm cảm, lo âu, stress, bồn chồn; Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh trong hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh; Cải thiện sức khỏe của cơ thể, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, khó tập trung và suy nhược thần kinh.
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức mình mẩy, bồn chồn, đánh trống ngực.
Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn