- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới
Phòng ngừa nguy cơ đột quỵ từ những thói quen hàng ngày
Đột quỵ bắt đầu chuyển hướng người trẻ tuổi
Mãn kinh trước 40 tuổi dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Rung nhĩ - nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ
Hạ huyết áp, giảm cân, bỏ thuốc lá... là những cách giúp phòng tránh nguy cơ đột quỵ.
1. Ổn định huyết áp
Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ gây đột quỵ ở cả nam giới và nữ giới. 2/3 số ca đột quỵ là do tăng huyết áp gây nên.
Ổn định huyết áp để phòng tránh đột quỵ
Để hạ huyết áp từ đó phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày (không quá 1.500mg/ngày); Tránh các loại thức ăn nhiều cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai, kem; Nên ăn các loại trái cây và rau xanh mỗi ngày, ăn cá 2 – 3 lần/tuần, ăn ngũ cốc, sữa ít chất béo hàng ngày. Ngoài ra, nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày hoặc nhiều hơn (nếu có thể) và bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá.
2. Giảm cân
Béo phì và các bệnh lý liên quan đến béo phì như tăng huyết áp, đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn đang thừa cân, hãy áp dụng các phương pháp giảm cân để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa; Ăn không quá 1.500 – 2.000 calories/ngày (tùy thuộc và vào mức độ hoạt động và chỉ số cơ thể); Tăng cường tập luyện.
3. Tập luyện vừa phải
Tập thể dục giúp giảm cân và hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn nên tập thể dục ở cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày/tuần. Bạn có thể đi bộ quanh khu phố mỗi buổi sáng sau khi ăn, tham gia câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Nếu không có thời gian tập khoảng 30 phút, hãy tập khoảng 10 – 15 phút/lần và tập vài lần mỗi ngày.
4. Uống rượu điều độ
Uống rượu điều độ có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu uống khoảng 2 ly rượu mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ tăng rất cao. Bạn chỉ nên uống khoảng 1 ly rượu/ngày và nên chọn rượu vang đỏ vì nó có chứa resveratrol giúp bảo vệ tim và não.
Uống rượu điều độ để phòng tránh đột quỵ
5. Điều trị bệnh đái tháo đường
Nếu bạn bị đái tháo đường, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bạn cần chú ý theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của các bác sỹ, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao và sử dụng các loại thuốc để điều trị đái tháo đường.
6. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển những cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bạn cần bỏ thuốc lá để đảm bảo sức khỏe. Hầu hết những người hút thuốc lá thường mất rất nhiều thời gian để bỏ thuốc nên hãy kiên trì và nhẫn nại từ bỏ thói quen chết người này.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ
7. Dùng thảo dược
Đối với những người có nguy cơ đột quỵ cao, cần điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu, triglyceride máu, phòng và trị bệnh đa hồng cầu (nếu có những bệnh này). Ngoài ra, những người nằm trong nhóm đối tượng kể trên cũng cần lưu tâm sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chứa nattokinase – một enzyme giúp làm tan cục máu đông (nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não), phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ cùng các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng...
Thụy Hà H+
Hiện nay, các sản phẩm là thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đang được ứng dụng trong việc hỗ trợ phòng và cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não. Nattospes là thực phẩm chức năng có thành phần chính là nattokinase - chiết xuất từ đậu tương theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản.
Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá được các cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não (đột quỵ) và di chứng; Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến cục máu đông: viêm tắc động, tĩnh mạch, các biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; Hỗ trợ ổn định huyết áp. Sản phẩm này đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả hỗ trợ trên người bị đột quỵ thiếu máu não và người bị nhồi máu não tại Việt Nam.
XNQC: Số 481/2015/XNQC-ATTP
**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn