Nếu ăn hải sản không đúng cách có nguy cơ dị ứng và rất dễ bị ngộ độc
Top thực phẩm cấm kỵ dùng chung với hải sản
Bí quyết ăn hải sản không bị ngộ độc
Infographic: Hải sản giúp kéo dài tuổi thọ
Cảnh báo hải sản có độc tố cao gây chết người
Lựa chọn hải sản tươi sống
Các loại hải sản đã chết sẽ giảm protein rất nhiều so với khi còn sống. Hải sản không còn tươi sống có thể sản sinh ra độc tố đe dọa sức khỏe của người ăn. Vì vậy, khi mua hải sản cần lựa chọn kỹ những con tươi sống. Bạn có thể tìm những nơi bán mực, tôm, cua... ngay tại bãi biển, khi thuyền đánh bắt vừa cập bến.
Không uống trà sau khi ăn hải sản
Nếu uống trà sau khi ăn hải sản thì lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng calci có trong hải sản sẽ tạo thành calci không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Nếu muốn uống trà, hãy uống sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Hải sản đông lạnh không nên luộc, hấp
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
Chỉ ăn loại hải sản được biết chắc chắn không có chất độc
Nên lựa chọn những loại hải sản bạn vẫn thường ăn. Cần cân nhắc trước khi ăn thử các loại hải sản lạ vì các loại hải sản này có thể gây ngộ độc hoặc không ai biết có gây ngộ độc hay không. Có loại hải sản luôn luôn có chất độc, có loại thỉnh thoảng mới có chất độc. Tuy nhiên bằng mắt thường và cảm giác khi ăn uống bạn không thể phát hiện có chất độc hay không, vì vậy với các loại hải sản này bạn cần biết và tránh ăn. Các loại hải sản có độc như: Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các nguồn thông tin khác và hỏi thêm người dân địa phương xem loại hải sản nào có độc để biết cách tránh.
Không nên ăn các loại hải sản khi chưa được nấu chín
Hải sản thường được chế biến thành các món gỏi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong hải sản thường chứa vi khuẩn vibrio parahaemolyticus có thể gây ngộ độc trên cơ thể. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược.
Không ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gout
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành acid uric, acid uric dư thừa có thể gây ra bệnh gout và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản cùng một lúc, và sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ hình thành acid uric. Lượng acid uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gout, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi chế biến hải sản để hạn chế ngộ độc:
- Lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và giấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.
- Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.
- Một số loài cá như cá ngừ, cá trạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá nhám mèo, cá hồi con, cá bơn cardin, cá nhám gai… cũng được khuyến cáo là nên hạn chế sử dụng.
Bình luận của bạn