Vì sao gạo lứt giúp giảm cân?

Giảm cân bằng gạo lứt hiệu quả

Người bệnh đái tháo đường có ăn được gạo lứt?

Đổi vị cho bữa sáng với salad gạo lứt ăn thật ngon mà làm thật dễ

Mách bạn công thức cơm rang gạo lứt thơm ngon mà vẫn giảm cân

Có nên cho trẻ ăn gạo lứt?

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: chất xơ, chất đạm, tinh bột, chất béo, các nguyên tố vi lượng như magne, sắt, calci…

Gạo lứt giúp giảm cân?

Cơm gạo lứt có tác dụng tốt trong việc giảm mỡ thừa

Trong gạo lứt có chứa rất nhiều anpha lipoic acid, chất này giúp giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua tăng tự nhiên lượng glutation – một sản phẩm trung gian của insulin và liprin (hormone điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ). Ngoài ra, hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt cao, nên sẽ tiêu hóa chậm và no lâu hơn giúp bạn không có cảm giác thèm ăn vặt.

Bên cạnh đó, chất xơ từ gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đó là lí do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Sau một thời gian thấy số đo giảm đi đáng kể. Do vậy, gạo lứt là một thực phẩm tuyệt vời đối với những bạn đang trong quá trình giảm cân.

Tác dụng khác của gạo lứt       

Gạo lứt có lợi cho sức khỏe do chứa nhiều chất xơ và vitamin

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp giảm mức cholesterol xấu và giảm nguy cơ bệnh tim.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Gạo lứt là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Theo một nghiên cứu, so sánh tác dụng hạ đường huyết của gạo lứt và gạo trắng. Kết quả cho thấy gạo lứt có nhiều chất xơ, acid phytic, polyphenol có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường hơn gạo trắng.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Nhờ thành phần giàu chất xơ mà gạo lứt rất tốt cho hệ tiêu hóa, từ đó giảm thiểu các bệnh về đường tiêu hóa.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Gạo lứt rất giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất phenolic thiết yếu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng chống lại nhiễm trùng.

Ngăn ngừa loãng xương: Gạo lứt chứa một lượng lớn calci, một chất thiết yếu để giúp xương và răng chắc khỏe. Calci ngăn ngữa nguy cơ loãng xương và các bệnh về xương khác.

Ngăn ngừa ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ ​​gạo lứt với nồng độ cao của acid gamma-aminobutyric (GABA) có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu và kích hoạt tế bào ung thư chết. Ngoài ra, sự hiện diện của phenol trong gạo lứt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú và ruột kết.

Chế biến gạo lứt để giảm cân đơn giản

Cơm gạo lứt có thể dễ dàng kết hợp, hỗ trợ các thực phẩm khác trong thực đơn giảm cân 

Cơm thập cẩm gạo lứt, hành tây và ngô

Thành phần: 1 muỗng canh dầu ô liu, 1/2 chén hạt ngô tươi, 1/2 chén hành tây băm nhỏ, 1/2 chén gạo lứt, 1/4 chén nước luộc gà.

Cách làm:

- Đun sôi dầu ô liu trong một chảo nhỏ.

- Thêm ngô và hành tây vào xào khoảng 5-7 phút cho đến khi chuyển sang màu nâu nhạt.

-  Cho gạo lứt vào trộn đều.

- Thêm nước luộc gà vào đun sôi. Đậy nắp chảo và hạ nhỏ lửa.

- Nấu khoảng 45 phút cho đến khi gạo mềm.

Salad gạo lứt

Thành phần: 200g gạo lứt hạt dài, 1 quả ớt đỏ, 1 quả ớt xanh, 4 củ hành tím băm nhỏ, 2 quả cà chua, 2 muỗng canh mùi tây cắt nhỏ, 2-3 tép tỏi băm nhỏ, 1/2 quả chanh, 2 muỗng canh dầu ô liu, muối và tiêu đen.

Cách làm :

- Đầu tiên, bạn vo gạo và nấu cơm.

- Sau khi cơm chín lấy ra để nguội.

- Cắt ớt và cà chua thành từng miếng vừa ăn, sau đó trộn đều tất cả các loại rau đã chuẩn bị với cơm.

- Vắt nước cốt chanh vào một chiếc bát và trộn đều với dầu ô liu, tỏi, muối, hạt tiêu.

- Cho hỗn hợp này lên salad và trộn đều.

Lưu ý khi ăn gạo lứt giảm cân

- Khi chế bến gạo lứt, không nên ngâm quá lâu hay vo gạo quá kỹ sẽ khiến mất đi lượng lớn vitamin. Đặc biệt, trong quá trình nấu không được mở vung.

- Thông thường gạo lứt có chứa một lượng rất nhỏ asen - một loại á kim gây ngộ độc. Nếu hấp thu quá nhiều asen trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn nên ăn gạo lứt với số lượng ít, mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kiến thức sống khỏe