Đau lưng khi đến “ngày dâu”, lý do vì sao?

Ngoài đau bụng, chuột rút, các chị em khi "rụng dâu" còn hay bị đau lưng.

Nha đam có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Chế độ ăn low carb có gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Mẹo ăn uống cho chị em bị rong kinh

Phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ kinh nguyệt và nhịp sinh học

Tình trạng rong kinh và phương án cải thiện bằng thảo dược

Theo ước tính của Giáo sư, Tiến sĩ Stacey Missmer thuộc Đại học Y khoa Michigan State (Mỹ), có khoảng 40-50% phụ nữ gặp phải tình trạng đau lưng trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do đây là triệu chứng thường bị bỏ qua trong quá trình thăm khám dẫn tới con số thực tế có thể còn cao hơn.

Các chuyên gia cho rằng cơn đau lưng, thường tập trung ở vùng thắt lưng, có thể là một phần bình thường của chu kỳ kinh nguyệt hoặc là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe sinh sản như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.

Nguyên nhân từ đâu?

Theo GS. Missmer, cơn đau lưng thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là trong vòng sáu ngày đầu. Triệu chứng này thường đồng hành cùng chứng đau bụng kinh nguyên phát, một tình trạng đặc trưng bởi những cơn co thắt tử cung gây đau vùng chậu. Thống kê cho thấy, hơn 80% phụ nữ có kinh nguyệt từng trải qua ít nhất một lần tình trạng đau bụng kinh nguyên phát.

Cơn đau lưng kinh nguyệt và đau bụng kinh chủ yếu bắt nguồn từ sự biến đổi nồng độ prostaglandin, một loại hormone kích thích co thắt tử cung trong kỳ kinh. Quá trình co bóp này nhằm loại bỏ lớp niêm mạc tử cung ra ngoài, đồng thời tạo áp lực lên các cơ quan trong vùng chậu, gây ra cảm giác đau lưng và đau bụng. Mức độ đau có thể dao động từ nhẹ, đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, đến mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Trong một số trường hợp, triệu chứng đau lưng có thể xuất hiện như một dấu hiệu báo trước kỳ kinh nguyệt, mặc dù không phổ biến bằng các biểu hiện kinh điển của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

PMS thường đi kèm với các triệu chứng như căng tức ngực, đầy hơi, thay đổi tâm trạng và đau đầu. Đặc biệt, đối với những người mắc rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD), một dạng PMS nghiêm trọng hơn, các cơn đau như chuột rút và đau lưng có thể trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Tuy nhiên, tác động của PMDD không chỉ dừng lại ở thể chất mà còn gây ra những rối loạn tâm thần đáng kể, bao gồm trầm cảm, thay đổi tâm trạng đột ngột và suy giảm khả năng tập trung.

Một số nguyên nhân khác gây đau lưng khi “đến ngày”

Một nguyên nhân tiềm ẩn khác gây đau lưng trong kỳ kinh là đau bụng kinh thứ phát, có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác. Đặc biệt, lạc nội mạc tử cung thường gây ra đau lưng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt. Theo đó, những mô lạc nội mạc có thể hình thành các u nang và bám vào các cơ quan trong vùng chậu, gây ra các cơn đau quặn thắt. Đối với những người mắc lạc nội mạc tử cung, cơn đau không chỉ giới hạn trong những ngày hành kinh mà còn kéo dài suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Buồng trứng đa nang cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng cho chị em.

Buồng trứng đa nang cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng cho chị em.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các tình trạng viêm mạn tính ở vùng chậu và cơn đau lưng dưới. Cụ thể, nhiễm trùng ống dẫn trứng, áp xe buồng trứng, và bệnh viêm vùng chậu đều có thể gây ra tình trạng tích tụ dịch và viêm nhiễm, làm gia tăng cảm giác đau lưng, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, u xơ tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng được xem là những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng và chuột rút. PCOS thường đi kèm với kỳ kinh nguyệt nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong tử cung, gây đau bụng dưới và lưng.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

Đối với những trường hợp đau bụng kinh nguyên phát do tăng prostaglandin, việc sử dụng thuốc ức chế prostaglandin như ibuprofen có thể mang lại hiệu quả đáng kể.

Nếu lượng kinh nguyệt quá nhiều, bất kể nguyên nhân là lạc nội mạc tử cung, PCOS hay chu kỳ kinh nguyệt bình thường thì thuốc tránh thai nội tiết tố hoặc thuốc tiêm progesterone có thể giúp giảm đáng kể tình trạng này.

Ngoài các biện pháp điều trị thông thường, bệnh nhân đau lưng dưới mức độ vừa phải có thể được chỉ định các phương pháp can thiệp khác như vật lý trị liệu, nắn chỉnh xương, massage và châm cứu.

Nếu bạn bị đau lưng mạn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia ngay lập tức. Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét như giải pháp cuối cùng.

Mẹo giúp giảm đau lưng do “đến ngày”

Đa số các trường hợp đau lưng do kinh nguyệt có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị tại nhà và dưới đây là một số gợi ý:

1. Liệu pháp nóng – lạnh: Tắm nước nóng và chườm túi sưởi ở lưng có thể giúp giảm đau, cũng như luân phiên giữa nhiệt và đá để thư giãn cơ.

2. Yoga và Pilates: Yoga và Pilates hoạt động như những bài tập toàn diện, giúp ổn định các cơ nhóm sâu bên trong cơ thể, đặc biệt là vùng cốt lõi. Bằng cách tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho các nhóm cơ này, bạn có thể làm giảm tình trạng căng thẳng cơ bắp, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, những tư thế yoga còn giúp cải thiện lưu thông máu, giảm viêm và thư giãn tinh thần, mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị đau lưng mạn tính.

Một số động tác Yoga giúp giảm đau thắt lưng.

Một số động tác Yoga giúp giảm đau thắt lưng.

3. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất chống viêm không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn đặc biệt hữu ích trong việc giảm các triệu chứng đau vùng chậu và lưng kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu protein, ít đường cũng được chứng minh là có tác dụng tương tự. Việc hạn chế tiêu thụ rượu cũng là một yếu tố quan trọng, vì đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Để hỗ trợ thêm, các chuyên gia khuyến nghị bổ sung các vitamin như acid folic, vitamin B, vitamin E và calci nhằm cải thiện lưu thông máu và giảm đau.

4. Bỏ hút thuốc: Để bảo vệ sức khỏe toàn diện, việc từ bỏ thói quen hút thuốc là điều cần thiết. Không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, cai thuốc còn góp phần ngăn ngừa tình trạng đau mạn tính và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong những ngày rụng “dâu”.

 
Hà Chi (Theo Women's Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa