Cá thể hóa chế độ ăn có nghĩa bạn cần xem cách cơ thể phản ứng với những gì đã ăn
Bệnh viện nào ở Hà Nội tiêm nội nhãn võng mạc đái tháo đường?
Công nghệ giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh đái tháo đường
Những thay đổi nhỏ giúp tạo khác biệt lớn trong phòng ngừa đái tháo đường
Hướng dẫn chăm sóc da cơ bản cho người bệnh đái tháo đường
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân tới lượng đường huyết
Các nhà khoa học cho biết, chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường không nên chỉ tập trung vào các loại thực phẩm nên ăn/nên tránh, mà còn cần xem xét tới cả các yếu tố cá nhân như hệ vi khuẩn đường ruột, di truyền, lối sống, cách cơ thể phản ứng với thực phẩm… của từng người.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mayo Clinic (Mỹ), trong khi xem xét cách các chế độ ăn uống tốt nhất tác động tới lượng đường huyết. Các nhà khoa học cho rằng: Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm do sự đa dạng của các loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Theo đó, TS. Helena Mendes-Soares và các đồng nghiệp của mình đã tiến hành nghiên cứu trên 327 người trong vòng 6 ngày. Các nhà khoa học đã tính tới cả các yếu tố như tuổi tác, lối sống, cũng như xác định chính xác hệ vi khuẩn đường ruột của từng người thông qua mẫu phân.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu ăn bữa sáng giống nhau. Nhưng những bữa còn lại trong ngày họ có thể ăn theo sở thích, chỉ cần ghi chép lại lượng thức ăn, cũng như mức độ vận động cụ thể trong ngày. Những người tham gia nghiên cứu cũng được đeo thiết bị theo dõi lượng đường huyết, để xem lượng đường huyết thay đổi thế nào tương ứng với chế độ ăn.
Các nhà khoa học nhận thấy, việc kết hợp tất cả các yếu tố cá nhân có thể dự đoán chính xác sự thay đổi của đường huyết tới 62%. Trong khi đó, việc dự đoán sự thay đổi của đường huyết dựa theo lượng carbohydrate chỉ chính xác 40%, dựa theo lượng calorie chính xác 32%.
Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường cần được cá thể hóa thế nào?
Theo BS. Osama Hamdy từ Trung tâm Đái tháo đường Joslin (Mỹ): “Trên thực tế, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết, ví dụ như giới tính, sắc tộc, mức độ kháng insulin, khả năng bài tiết insulin của tuyến tụy, chế độ ăn uống, mức độ trao đổi chất… của từng người. Đó là lý do tại sao việc kiểm soát đường huyết thực sự là một bài toán khó”.
Nhìn chung, những khuyến nghị cơ bản về chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi, hạn chế ăn đồ chiên rán… vẫn đúng cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên mỗi người bệnh nên chủ động làm việc với bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng… để xác định chế độ ăn uống phù hợp nhất với mình, giúp bạn kiểm soát bệnh một cách tối ưu.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Sacha Uelmen từ Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA): “Đái tháo đường là một căn bệnh phức tạp, có thể ảnh hưởng khác nhau tới từng cá nhân (bao gồm cả mức độ tiến triển bệnh, triệu chứng tới biến chứng). Do đó, cần có sự hợp tác của các chuyên gia đa ngành để đảm bảo nhu cầu kiểm soát bệnh của mỗi cá nhân, song song với các tình trạng sức khỏe khác (ví dụ như các biến chứng) họ đang gặp phải”.
Bình luận của bạn