- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên và đúng cách là thắc mắc của rất nhiều người.
Lợi ích sức khỏe của việc cạo lưỡi
4 thực phẩm giúp bạn tạm biệt chứng hôi miệng
Mách bạn cách trị hôi miệng do sâu răng
5 bệnh tiêu hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng
1. Bệnh lý răng miệng
Sâu răng và bệnh nướu tạo ra các kẽ hở nhỏ, là nơi trú ẩn hoàn hảo cho vi khuẩn. Vi khuẩn ở những vị trí này rất khó loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường, dẫn đến tình trạng hôi miệng.
2. Khô miệng
Nước bọt đóng vai trò như một “lá chắn” bảo vệ răng miệng, giúp trung hòa acid, loại bỏ mảnh vụn thức ăn và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Khi thiếu nước bọt, vi khuẩn dễ dàng bám vào răng và nướu, gây ra các vấn đề như hôi miệng, sâu răng và viêm nướu. Khô miệng có thể do giảm tiết nước bọt, thường gặp ở người lớn tuổi, người dùng một số loại thuốc, hút thuốc lá, uống rượu hoặc người mắc các bệnh lý mạn tính.
3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng dịch acid dạ dày chảy ngược lên trên thực quản. Hôi miệng có thể do trào ngược acid dạ dày và đẩy mùi hôi lên trên khoang miệng. Các triệu chứng khác của GERD là ợ nóng, ợ chua, nóng rát thực quản và vị đắng khó chịu.
4. Các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn
Các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh gan, thận, rối loạn tiêu hóa... có thể làm thay đổi môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng.
5. Một số loại thực phẩm
Ngay cả sau khi đánh răng, mùi vị của một số loại thực phẩm như tỏi và hành tây có thể vẫn còn trên hơi thở của bạn. Ví dụ, mùi tỏi có thể kéo dài một ngày hoặc lâu hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, rau diếp, táo và lá bạc hà có thể giúp giảm mùi hôi miệng hiệu quả.
6. Hút thuốc
Khói thuốc lá có thể lưu lại trên hơi thở của bạn và gây ra mùi hôi. Ngoài ra, nó có thể làm khô miệng, dẫn đến hôi miệng và tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng.
7. Chảy dịch mũi sau
Khi bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc cảm cúm, chất nhầy chảy xuống cổ họng sẽ mang theo vi khuẩn. Vi khuẩn này sẽ phân hủy chất nhầy, tạo ra các hợp chất gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng.
Giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng từ thảo dược tự nhiên
Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả, bạn nên kết hợp sử dụng dung dịch nha chứa sáp ong trong cồn (thành phần chính) kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như dịch chiết lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay…
Sản phẩm vừa hỗ trợ sát khuẩn, giảm viêm, giảm đau, giúp làm sạch khoang miệng, từ bề mặt răng đến kẽ răng, vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho nướu lợi, giúp nướu răng chắc khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng ê buốt răng do tụt lợi, từ đó mang lại hơi thở thơm tho, thoải mái tự tin giao tiếp hàng ngày.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ lượng tử trong bào chế sản xuất hiện đại giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất và tách chiết được tối đa hàm lượng hoạt chất trong dược liệu nhưng vẫn giữ được bản sắc, mùi thơm tự nhiên mà người dùng có thể cảm nhận dễ dàng.
Để cải thiện tình trạng hôi miệng, bên cạnh chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày, bạn hãy sử dụng dung dịch nha chứa sáp ong trong cồn để lợi chắc, răng bền, thổi bay hôi miệng.
Việt An (Theo smilesbyrizzo.com)
Dung dịch nha Nutridentiz
Dung dịch nha Nutridentiz chứa thành phần chiết xuất sáp ong trong cồn, chiết xuất cùi quả cau, chiết xuất lá trầu không, chiết xuất vỏ quả chay giúp: Làm sạch, làm thơm, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng cho hơi thở thơm mát hơn. Góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, viêm niêm mạc miệng.
Sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Liên hệ: 024.37757240.
Số GPQC: 22/2020/XNQCMP-YTHN.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn