Thị trường thịt chay tăng trưởng gấp 10 lần trong thập kỷ tới

Thịt chay không chỉ dành cho người ăn chay, mà còn phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng

Infographic: Các thực phẩm giàu calci cho người ăn chay

Video: 5 thực phẩm giàu sắt dành cho người ăn chay

7 loại vitamin và khoáng chất người ăn chay nên bổ sung thêm

Vì sao những người ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ?

Thịt chay, thịt thay thế hay thịt “giả” (alternative meat) là thực phẩm thay thế thịt được làm từ thực vật. Nó bao gồm thịt được làm từ thực vật (như đậu nành, đậu phụ, đậu lăng, một số loại trái cây) và thịt nuôi trong phòng thí nghiệm (có thể ra mắt trong 10 năm tới).

Thịt chay rất giống thịt động vật về cảm quan, màu sắc, mùi vị.

Theo báo cáo tháng 8/2019 của Ngân hàng Đầu tư Barclays (ngân hàng lớn thứ 5 ở châu Âu), thị trường thịt chay dự kiến ​​sẽ tăng từ một ngành công nghiệp trị giá 14 tỷ USD trong thời điểm hiện tại lên 140 tỷ USD vào năm 2029. Do nhu cầu gia tăng và dân số ngày càng tăng, tiêu thụ thịt đang tăng lên trên toàn cầu. Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ thịt đặc biệt cao, chiếm khoảng 270 tỷ USD trên 1,4 nghìn tỷ USD của ngành công nghiệp thịt toàn cầu.

Tỷ lệ thịt chay trong ngành công nghiệp thịt toàn cầu

Thực tế, người tiêu dùng ngày càng nhận thức được hậu quả của việc sản xuất và tiêu thụ thịt “thật” hay thịt động vật. Với các chế độ ăn uống linh hoạt, thịt chay có tiềm năng đi theo xu hướng phục vụ cho tất cả mọi người, không chỉ những người ăn chay hay thuần chay.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), có ba yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng thịt chay của người tiêu dùng:

Phúc lợi động vật hoặc quyền lợi động vật: Đây là điều mà những người ăn chay quan tâm và hướng tới, nhằm giảm thiểu việc chăn nuôi và giết mổ động vật vô nhân đạo. Tuy vậy, để xóa bỏ hoàn toàn ngành chăn nuôi là điều bất khả thi.

Tác động tới sức khỏe: Ăn nhiều thịt động vật, đặc biệt là thịt đỏ, được cho là có liên quan tới cholesterol cao và các bệnh tim mạch. Việc sử dụng kháng sinh và hormone trong chăn nuôi cũng là một mối quan tâm lớn. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt chay có xu hướng chứa nhiều muối hơn thịt động vật.

Tác động tới môi trường: Gia súc sản xuất nhiều khí thải nhà kính (GHG) hơn ô tô và chịu trách nhiệm cho 9% tất cả GHG do con người gây ra. Mối quan tâm về tính bền vững có thể được giải quyết bằng các loại thịt chay, như bảo vệ môi trường sống tự nhiên, bảo tồn đất nông nghiệp qua nhiều thế hệ và giảm lãng phí thực phẩm.

Jill Edwards - Giám đốc giáo dục tại Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng T. Colin Campbell (Mỹ) cho hay: “Trên YouTube và Instagram, rất nhiều người có tầm ảnh hưởng đã đưa ra quan điểm rằng chế độ ăn dựa trên thực vật là lành mạnh và có lợi. Từ đó đã khuấy động lên phong trào ăn thịt chay cho nhiều người”.

Không khó để tìm mua thịt chay có nguồn gốc thực vật trên thị trường và có rất nhiều công thức chế biến thịt chay phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Tuy vậy, thách thức của ngành thịt chay là vấn đề dinh dưỡng, hương vị, giá cả và chiến dịch tiếp thị. Nếu những vấn đề này được giải quyết, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng những sản phẩm thay thế này có thể chiếm thị phần đáng kể trên thị trường từ các sản phẩm thịt truyền thống.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng