Súp lơ: Xu hướng ẩm thực lành mạnh chưa thể lỗi thời

Súp lơ được sử dụng nhiều trong các thực đơn low-carb

6 lợi ích ít người biết của bông cải trắng

Súp lơ tốt cho sức khỏe như thế nào?

4 lợi ích sức khỏe hàng đầu của bông cải xanh

Bông cải xanh và súp lơ: Nhìn giống nhau nhưng khác 1 trời 1 vực

Súp lơ vẫn chưa hết “mốt”

Suzy Badaracco, Chủ tịch Công ty dự báo xu hướng ẩm thực Culinary Tides, cho biết bà đã nhìn thấy tương lai rực rỡ của súp lơ trong nền ẩm thực Mỹ từ năm 2008.

Vào thời điểm đó, người tiêu dùng đã bắt đầu nhận ra được tầm quan trọng của chế độ ăn không chứa gluten (gluten-free). Gluten là tên gọi chung của một loại protein/đạm có trong lúa mì, giúp tạo nên độ dẻo, dai và dính của bột. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Celiac - một bệnh lý đường ruột vì nhạy cảm với gluten và người bệnh phải tránh xa tất thảy thực phẩm có chứa gluten. Không chỉ có mặt ở các loại lúa mì, bánh mì hay mì sợi, gluten còn xuất hiện trong các loại thực phẩm khác, bao gồm: Soup, thịt chế biến sẵn, trứng gà rán ngoài cửa hàng, một số loại vitamin bổ sung, soda, các chất làm ngọt, các loại rau ngoài cửa hàng ăn, khoai tây chiên... Súp lơ không chứa gluten là một sự lụa chọn thay thế hoàn hảo cho các thực phẩm này.

Vài năm trở lại đây, súp lơ thường được sử dụng thay thế cho các thành phần nhiều carbohydrate như cơm, vỏ bánh pizza, khoai tây… Nó là một thành phần không thể thiếu trong các chế độ ăn low-carb, như chế độ ăn Keto. Keto (Ketogenic diet) là một chế độ ăn low-carb, ít tinh bột, giàu chất béo, giúp cơ thể đạt được trạng thái ketosis (cơ thể đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate) để tạo ra năng lượng.

Năm 2019 đã chứng kiến sự “nổi dậy” mạnh mẽ của súp lơ, khi các thương hiệu thực phẩm liên tục cho ra mắt các sản phẩm dựa trên súp lơ.

Vào tháng 1/2019, Caulipower (nhà sản xuất vỏ bánh pizza nổi tiếng tại Mỹ) đã cho ra mắt bánh tortilla (bánh mì dạng dẹt được làm từ bột bắp hoặc bột mỳ có xuất xứ từ Mexico và các nước Nam Mỹ) bằng súp lơ. Một tháng sau đó, thương hiệu đồ ăn nhẹ Real Food From the Ground Up đã tung ra loạt đồ ăn nhẹ dựa trên súp lơ. Vào tháng 3, Caulipower tiếp tục giới thiệu một loại sữa thay thế từ thực vật mới, cũng làm từ súp lơ. Vào tháng 7, hãng Juice Press đã bắt đầu thay thế chuối bằng súp lơ trong các món sinh tố ít đường…

Không chỉ low-carb và low-cal (calorie thấp), súp lơ còn là một nguồn chất xơ tuyệt vời. Mỗi cốc súp lơ nấu chín chứa 2,8gr carb thuần và 2,5gr chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin C, vitamin K, B6 , folate và kali.

Tuy nhiên, người tiêu dùng dễ dàng bị “lừa” và hiểu lầm rằng sản phẩm nào chứa súp lơ cũng là lành mạnh, trong khi thực tế là chúng là các sản phẩm kém dinh dưỡng. Vì vậy, việc thay thế thực phẩm giàu carbohydrate bằng súp lơ là tốt, nhưng hãy nhớ rằng sức khỏe của bạn không phụ thuộc vào chúng. Luôn đọc kỹ bao bì thực phẩm và tránh những sản phẩm giàu natri.

Cách sử dụng súp lơ trong thực đơn low-carb

Thay thế khoai tây nghiền: Nghiền mịn súp lơ luộc rồi trộn với một thìa cà phê bơ, một nhúm muối, hạt tiêu và bột quinoa.

Thay thế gạo: Súp lơ là nguyên liệu chính trong món cơm súp lơ (cauliflower rice), có lợi cho người ăn chay, ăn kiêng low-carb và người bệnh đái tháo đường. Bạn chỉ cần xay súp lơ cho đến khi nhỏ và mịn như cơm rồi cho vào khay lót sẵn giấy nến, trộn thêm một chút dầu olive và nướng trong lò 5 phút. Món cơm này có lượng carbohydrate thấp, hương vị thơm ngon, có thể thay cơm để ăn kèm với các món mặn khác hoặc dùng để nấu soup hoặc canh.

Thay thế đế bánh pizza: Nấu cơm súp lơ như cách trên rồi nêm một chút muối kosher (giúp hút bớt nước) và vắt sạch nước bằng khăn xô. Sau đó, dùng cán bánh để cán súp lơ thành đế bánh pizza.

Thay thế các loại sốt: Súp lơ thậm chí còn có thể hòa quyện tốt với kem dùng cho món mì ống và phô mai, giúp món ăn trở nên giàu chất xơ và dưỡng chất hơn.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng