- Chuyên đề:
- Bài tập thể dục, yoga
Đi bộ trên máy là bài tập không gây nhiều áp lực tới các khớp xương
Cần đi bộ bao nhiêu bước mỗi ngày để kéo dài tuổi thọ?
Khó chuyển hướng khi đi bộ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Alzheimer
Đi bộ thể dục thêm hiệu quả chỉ với một chiếc ba lô
Đi bộ quanh nhà có lợi cho người mắc bệnh động mạch ngoại biên
Chia sẻ với Fit and Well, huấn luyện viên Carrie Baxter cho hay, đi bộ là hình thức tập thể dục đem lại lợi ích với người tập ở mọi cấp độ. Đi bộ giúp đốt cháy calo hiệu quả, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ổn định đường huyết.
Đặc biệt, đi bộ không gây áp lực lớn lên các khớp, phù hợp với người cần bảo vệ khớp do chấn thương hay phụ nữ mang thai. Đi bộ hàng ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe khớp, đem lại tâm trạng tích cực.
Nếu không có điều kiện chạy bộ ngoài trời, bạn hoàn toàn có thể đi bộ trong nhà, tại phòng tập với máy chạy bộ (treadmill). Sử dụng máy tập cũng giúp bạn kiểm soát thời gian và tốc độ dễ dàng hơn. Lượng calo bạn đốt cháy khi đi bộ góp phần vào tổng lượng calo thâm hụt trong ngày, giúp quá trình giảm cân diễn ra dễ dàng.
Dưới đây là bài tập đi bộ chỉ 15 phút do huấn luyện viên Baxter gợi ý:
- Khởi động làm nóng cơ thể với 400m đi bộ chậm rãi, nhẹ nhàng (tốc độ 6km/h).
- Đi bộ 1km tốc độ nhanh (10km/h): Bạn chuyển máy chạy bộ sang tốc độ hơn, đi bộ tăng tốc. Khi đi bộ, siết chặt cơ bụng, thẳng lưng, mở ngực và hít thở đều. Để bài tập khó hơn, bạn có thể tăng độ dốc (incline) của máy.
- Đi bộ 1 phút ở tốc độ vừa (8km/h) để đưa nhịp thở về bình thường, phục hồi thể lực.
- Kết thúc bài tập bằng cách đi bộ nhẹ nhàng 400m (tốc độ 6km/h) để cơ bắp thả lỏng, thư giãn.
Nếu bạn có mong muốn tăng khối lượng cơ bắp, bài tập đi bộ này không phải lựa chọn tối ưu. Đi bộ lên dốc hoặc đi bộ đường dài có thể giúp cơ bắp thân dưới khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, đi bộ tác động chủ yếu tới các sợi cơ co rút chậm, vốn được kích hoạt trong các hoạt động đòi hỏi sức bền. Nhóm cơ này có độ dài và trương lực nhỏ, nên việc đi bộ không giúp cơ bắp to lên trông thấy. Điều này cũng giúp chị em không quá lo lắng đi bộ khiến chân thô và to ra.
Trong những ngày nghỉ có nhiều thời gian tập luyện, bạn có thể thử bài tập đi bộ 12-3-30 trong 30 phút, đi bộ lùi hoặc đi bộ rucking (đeo ba lo nặng).
Bình luận của bạn