Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ rối loạn cảm xúc ở trẻ

Giấc ngủ của trẻ quan trọng như dinh dưỡng hàng ngày

Phụ huynh biết gì về chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ?

5 loại thực phẩm cho bạn giấc ngủ ngon

Ngủ đi vì những lợi ích này!

Thức giấc lúc nửa đêm - làm sao để ngủ lại?

Thức giấc lúc nửa đêm - làm sao để ngủ lại?

GS tâm lý Candice Alfano - Đại học Houston (Mỹ) cho biết, trẻ em ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị gián đoạn, có nhiều khả năng phát triển bệnh trầm cảm, hay lo âu, rối loạn tình cảm trong cuộc sống. Nghiên cứu đã tìm cách xác định chính xác xem ngủ không đủ giấc ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần ở những năm sau đó như thế nào.

Ngủ không đủ giấc gây rối loạn tình cảm cho trẻ như thế nào?

Nghiên cứu tập trung vào những trẻ nhỏ, tìm hiểu những trải nghiệm cảm xúc của trẻ trước và sau khi bé ngủ đủ hoặc không ngủ đủ giấc. Vì thói quen ngủ và sự lo lắng, trầm cảm có thể phát triển sớm trong giai đoạn này và ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài.

Ngủ ít kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý và chất lượng cuộc sống sau này của trẻ

GS Alfano và người đồng nghiệp TS. Cara Palmer đang xác định các quá trình cảm xúc riêng biệt khi trẻ mất ngủ. Để xác định được điều này, họ đang tạm thời hạn chế giấc ngủ của 50 trẻ trước tuổi vị thành niên (từ 7 - 11 tuổi). Phát hiện của họ cho thấy, ngủ không đủ giấc không chỉ tạo ra những cảm xúc tiêu cực hơn, mà còn thay đổi những kinh nghiệm cảm xúc tích cực. Ví dụ: Chỉ sau 2 đêm ngủ ít, trẻ cảm thấy vui ít hơn ngay cả khi nhận được những điều tích cực (ví dụ như nhận được 1 món quà...), ít phản ứng với những niềm vui và ít có khả năng nhớ lại các chi tiết về những kỷ niệm đẹp, các kinh nghiệm mang tính tích cực.

Ngủ ít có thể khiến trẻ trầm cảm, lo âu, rối loạn về vấn đề tình cảm. Bởi vậy, các cha mẹ cần suy nghĩ về giấc ngủ như một thành phần thiết yếu của sức khỏe tổng thể cho trẻ, nó quan trọng như dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng, các hoạt động thể dục thể thao nâng cao thể chất. Nếu con của bạn có vấn đề khi thức dậy vào buổi sáng hoặc là buồn ngủ vào ban ngày, tức là giấc ngủ ban đêm không đủ. Cha mẹ nên xem xét một số lý do như trẻ đi ngủ quá muộn, ngủ không ngon giấc vào ban đêm...

Nghiên cứu được đăng gần đây trên Tạp chí Sleep Medicine Reviews, tác giả Palmer và Alfano đã xem xét các tài liệu khoa học về giấc ngủ và điều tiết cảm xúc, và cung cấp đầy đủ bằng chứng về việc ngủ không đủ giấc ở trẻ có khả năng dẫn đến việc trẻ không còn hứng thú tới các hoạt động xã hội, giải trí, theo thời gian, hành vi này càng được nâng cao hơn và dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.

Mẹo hay giúp trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc:

- Không để trẻ đói hoặc ăn quá no, không mặc quần áo chật cho trẻ trước khi ngủ. Có thể vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm trước khi lên giường.

- Nơi ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh và hơi tối.

- Lập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ (khoảng 20:00 - 21:00 hàng ngày), khi trẻ ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự động thức dậy và không cần phải gọi. 

- Hạn chế các vấn đề tâm lý ức chế trước khi ngủ như: Bị dọa nạt, quát mắng, xem phim bạo lực, kinh dị...

- Trẻ được vận động vui chơi vào ban ngày nhiều, cũng khiến giấc ngủ về đêm của trẻ sâu và ngon hơn,

- Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ vài đêm liên tục, cần đưa trẻ đi khám. Không nên cho trẻ dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ