Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong cơ thể của chúng ta
Vitamin K2 và hiệu quả ngăn ngừa bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não!
Vitamin K có trong những loại thực phẩm nào?
Bị rung nhĩ cẩn trọng với thực phẩm chứa vitamin K khi dùng Wafarin
Các loại vitamin và khoáng chất giúp giảm cơn co giật
Vấn đề về tim
Vitamin K2, chất có nguồn gốc tự nhiên trong đường ruột của con người, có liên quan trực tiếp tới tình trạng vôi hoá động mạch. Khi cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này sẽ có thể dẫn đến phản ứng carboxyl hóa, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Có khoảng 57% bệnh nhân tử vong vì ngừng tim do thiếu vitamin K2. Vì vậy, bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau lá xanh.
Tăng nguy cơ ung thư
Vitamin K có đặc tính chống ung thư và có thể ngăn ngừa sự khởi phát của căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K thì có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Các loại ung thư liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin K bao gồm: Ung thư phổi, ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu được thực hiện ở nhóm người có độ tuổi từ 35 - 64 cho thấy, những người bị thiếu vitamin K có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người khác.
Loãng xương
Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể người, vì nó không chỉ giúp đông máu mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng, thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến chứng loãng xương, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi, khi xương của bắt đầu bị thoái hóa. Ăn rau dền, cải xoăn, thịt... là cách giúp bạn bổ sung vitamin K.
Mất máu quá nhiều
Thiếu hụt vitamin K cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị mất máu quá nhiều, ngay cả khi bạn chỉ bị thương nhẹ. Mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn, dẫn đến thiếu máu và ngừng tim trong một số trường hợp. Vì vậy, để giúp cơ thể của bạn đông máu tự nhiên thì bạn cần duy trì được mức vitamin K ổn định trong cơ thể.
Dễ bị bầm tím
Ít nhất một lần trong đời, chúng ta đều đã bị bầm tím do các chấn thương. Tuy nhiên, một người có hàm lượng vitamin K thấp có thể dễ dàng bị bầm tím hơn so với người có đủ lượng vitamin K. Nghiên cứu cho thấy rằng, những người thường xuyên ăn bông cải xanh, rau diếp... có lượng vitamin K cao và do đó họ ít bị bầm tím hơn.
Dị tật bẩm sinh
Phụ nữ mang thai bị thiếu hụt vitamin K có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc các khuyết tật bẩm sinh ở mặt, mũi, hoặc ngón tay, tổn thương thần kinh, chức năng nhận thức kém, trẻ chậm tăng trưởng và dễ mắc các vấn đề về tim mạch... Do đó, bà bầu cần ăn các loại thực phẩm giàu vitamin K để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bình luận của bạn