Thoát vị đĩa đệm: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiện nay

Việc phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm và điều trị kịp thời giúp nâng cao khả năng phục hồi

Cách nhận biết và cải thiện thoát vị đĩa đệm chèn ép chùm đuôi ngựa

3 triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm L4-L5

Lợi ích của việc đi bộ với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Biến chứng khi không điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Hậu quả là người bệnh bị đau nhức ở vị trí tương xứng, đau lưng, đau lan lan xuống vùng mông và chân, đau tăng lên khi vận động, khi ngồi lâu, đứng lâu. Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn gây đau vùng vai gáy, lan xuống tay, ngón tay.

Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở cả người lớn tuổi do sự thoái hóa đĩa đệm, hoặc ở người trẻ do chấn thương, làm việc quá tải. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người dân nên đi thăm khám chuyên khoa tại các cơ sở uy tín để được thăm khám kỹ càng.

Thoát vị đĩa đệm không được điều trị gây ra đau nhức, cản trở khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm không được điều trị gây ra đau nhức, cản trở khả năng vận động

Nếu không điều trị đúng và kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động. Một số bệnh nhân có thể bị rối loạn cơ tròn, đại tiểu tiện không tự chủ, đau thần kinh mãn tính. 

Lựa chọn điều trị cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Điều trị nội khoa

Việc điều trị bằng thuốc thường được áp dụng ở giai đoạn mà bao xơ đĩa đệm chưa bị rách (lồi đĩa đệm), với mục đích là giảm đau, hết dị cảm. Bác sỹ có thể kê đơn thuốc giảm đau kết hợp chống viêm non-steroid, thuốc chống co cứng cơ và/hoặc corticoid đường uống. Bên cạnh đó còn có biện pháp tiêm ngoài màng cứng, tiêm quanh rễ thần kinh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng nếu điều trị nội khoa thất bại sau 5-8 tuần gây chèn ép thần kinh cấp tính. Hoặc khi thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ, nhân nhầy thoát ra ngoài hoàn toàn, đĩa đệm mất hoàn toàn chức năng. Hiện nay, ngoài mổ mở, còn có các phương pháp phẫu thuật nội soi cột sống, lấy bỏ nhân nhầy thoát vị ra ngoài; Can thiệp qua da bằng sóng cao tần; Phẫu thuật ít xâm lấn (lấy thoát vị, giải phóng sự chèn ép qua ống nong, dùng kính vi phẫu hỗ trợ trong quá trình mổ).

Phục hồi chức năng

Tập các bài tập nhẹ nhàng trong quá trình vật lý trị liệu hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm

Tập các bài tập nhẹ nhàng trong quá trình vật lý trị liệu hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm

Khi triệu chứng đau cấp cải thiện, người bị thoát vị đĩa đệm được khuyến cáo áp dụng phương pháp phục hồi chức năng để dự phòng các tổn thương về sau: Vật lý trị liệu, xoa bóp, kéo giãn cột sống, châm cứu, bấm huyệt, đồng thời đeo đai lưng… Các biện pháp này giúp điều chỉnh tư thế, làm khỏe các cơ nâng đỡ cho lưng và cải thiện khả năng vận động của cơ thể.

Mỗi phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm có những ưu, nhược điểm. Việc chỉ định phẫu thuật hay điều trị nội khoa tùy theo mức độ nghiêm trọng, tính chất tổn thương của người bệnh. Thường là 6 tuần sau mỗi đợt điều trị, người bệnh mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Điều chỉnh tư thế và thói quen sinh hoạt

Các đĩa đệm và dây thần kinh bị tổn thương cần thời gian nghỉ ngơi để cải thiện dần. Để phòng bệnh về lâu dài, hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần duy trì các bài tập tốt cho cột sống, sửa chữa các tư thế xấu. Cân nhắc thay đổi công việc hàng ngày, tránh mang vác nặng, không nên đứng hoặc trong thời gian quá dài và tuân thủ hướng dẫn tái khám định kỳ.

Dùng giải pháp thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng

 

Bên cạnh các biện pháp kể trên, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ dồi dào cho cột sống, đĩa đệm, kết hợp giảm đau, kháng viêm thực vật để cải thiện triệu chứng.

Hiện nay, nhiều người lựa chọn sử dụng dầu vẹm xanh để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm. Dầu vẹm xanh chứa nhiều omega-3, glycosaminoglycans, chondroitin... có lợi cho quá trình khôi phục sụn khớp, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cột sống, đĩa đệm. Đặc biệt, trong dầu vẹm xanh chứa nhiều acid béo omega-3 hỗ trợ chống viêm mạnh, làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, giúp cột sống khỏe mạnh.

Tại Việt Nam, sản phẩm có thành phần chính là dầu vẹm xanh kết hợp thiên niên kiện, nhũ hương... đã và đang được đông đảo người dùng tin tưởng áp dụng trong gần 15 năm qua. Nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, tiêu biểu như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy 94,1% người giảm đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm và không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức khỏe đĩa đệm, góp phần làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả.

Trang Vũ

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Cốt Thoái Vương: Hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp

Empty

Dùng cho người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp

Cốt Thoái Vương đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trường Đại học Y Hà Nội cho hiệu quả giảm đau, cải thiện khả năng vận động cột sống rất tốt, mà không gây tác dụng phụ. Trong đó, hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS đạt đến 94,1%.

Từ ngày 01/4 - 31/12/2022 khi mua Cốt Thoái Vương bạn sẽ được tham gia chương trình “Tích điểm trúng vàng, ngập tràn quà tặng” và có cơ hội nhận được giải thưởng 1 chỉ vàng SJC 9999 cùng nhiều phần quà hấp dẫn. Hãy mua ngay Cốt Thoái Vương để tham gia chương trình.

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

GPQC: 02496/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp