Uống cà phê đúng cách giúp bạn nhận được nhiều lợi ích của cà phê hơn
Uống cà phê đen lợi hay hại?
7 điều có thể xảy ra khi bạn uống cà phê hàng ngày
7 cách khiến tách cà phê trở nên lành mạnh hơn
Hợp chất trong cà phê có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Nhiều người chỉ biết tới caffeine có trong cà phê giúp tỉnh táo và tăng năng lượng mà không nhận ra rằng loại đồ uống này còn cung cấp cho rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo chuyên gia người Mỹ Natalie Rizzo, cà phê rất giàu riboflavin hay vitamin B2 giúp cơ thể phân giải các chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate, protein và chất béo.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Neural Regeneration Research (Trung Quốc) năm 2015 cho hay cà phê cũng rất giàu chất chống oxy hóa polyphenolic, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh thường gặp, như ung thư, bệnh tim mạch, viêm, đái tháo đường type 2, thoái hóa thần kinh và hội chứng chuyển hóa.
Uống cà phê cũng có thể hỗ trợ giảm cân. Theo một nghiên được công bố trên Tạp chí Nature (Anh), uống đồ uống làm từ hạt cà phê ủ có thể kích thích thân nhiệt, kích hoạt mỡ nâu - chất béo đóng vai trò chính trong việc cơ thể có thể đốt cháy calorie nhanh như thế nào.
Tốt là vậy, nhưng rất nhiều người đang có những thói quen uống cà phê sai lầm, khiến thứ đồ uống đầy lợi ích tiềm năng cho sức khỏe này trở nên có hại.
Dưới đây là 5 thói quen uống cà phê sai lầm mà bạn cần phải tránh:
1. Thêm đường và chất ngọt nhân tạo
Đường không chỉ đóng góp lượng “calorie rỗng” vào đồ uống của bạn mà còn có thể có vô số ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể, bao gồm sâu răng, tăng viêm và tăng cân. Thực phẩm “empty calorie” hay “calorie rỗng” còn được gọi là thực phẩm “rác”, vì cung cấp rất ít chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể
Theo chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe Frances Largeeman-Roth, tác giả của cuốn sách Eat in Color, mặc dù các chất làm ngọt nhân tạo được cho là lựa chọn tốt hơn cho bệnh nhân đái tháo đường, nhưng chúng cũng gây ra một số bất lợi, chẳng hạn như làm xáo trộn các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột của bạn.
2. Cho nhiều kem
Điều này khiến tách cà phê của bạn trở nên “bội thực” calorie “rỗng”.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Christen Cupples Cooper, quản trị Chương trình Dinh dưỡng và Ăn kiêng tại Trường Cao đẳng Nghề Y tại Đại học Pace (Mỹ), hãy giữ cho tách cà phê càng đơn giản càng tốt. Nếu bạn muốn có thêm vị béo cho cà phê, chỉ nên cho thêm một chút sữa ít béo hoặc sữa hạnh nhân không đường.
3. Coi cà phê như món tráng miệng
Theo TS. Roger Adams, sáng lập viên của trang web EatRightFitness.com, một ly kem sundea cà phê thường gặp có thể cung cấp nhiều hơn 500 calorie. Nó chứa quá nhiều chất béo, đường và calorie.
4. Quên làm sạch máy pha cà phê
Bất kỳ thiết bị gia dụng nào chứa nước đều cần được vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ phát triển nấm mốc và vi khuẩn. Điều này đặc biệt đúng đối với máy pha cà phê, vì sức nóng và độ ẩm trong máy có thể tạo ra môi trường hoàn hảo cho những sinh vật này phát triển.
Thật vậy, theo một nghiên cứu về mầm bệnh trong nhà của Quỹ Khoa học quốc gia (Mỹ), khoảng một nửa số máy pha cà phê có nấm men và nấm mốc phát triển trong bình chứa.
“Mặc dù lượng nấm nhỏ không gây hại đối với hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chúng ta, nhưng nếu nấm phát triển nhiều, thì chúng thực sự có thể gây ra vấn đề với sức khỏe”, TS. Adams lưu ý.
5. Uống cà phê vào cuối ngày
Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê vào buổi chiều để phục hồi năng lượng, giúp tỉnh táo. Nhưng tiêu thụ caffeine vào cuối ngày có thể gây ra nhiều vấn đề với giấc ngủ.
Một nghiên cứu được công bố Trên tạp chí Science Translational Medicine (Mỹ) năm 2015 cho hay tiêu thụ caffeine muộn có liên quan tới sự chậm trễ trong nhịp sinh học của con người, điều này có thể góp phần làm tăng tần suất các vấn đề giấc ngủ ở người trưởng thành. Như đã biết, ngủ không ngon giấc, mất ngủ và các rối loạn giấc ngủ có thể có tác động tiêu cực đến gần như mọi bộ phận của cơ thể bạn.
Bình luận của bạn