Lưu ý khi bảo quản và sử dụng thuốc trong thời tiết nóng

Nhiệt độ cao làm cho một số phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước, kết tinh một số thuốc dạng lỏng (cồn, tinh dầu,…) gây hư hỏng các thuốc như kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc

Thu hồi toàn quốc một lô thuốc Zovitit (Acyclovir 200mg)

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng thuốc trong thời tiết nóng

Bị sỏi túi mật 8mm, uống thuốc Tây không đỡ có nên mổ không?

Một số tác dụng khác của thuốc tránh thai hàng ngày có thể bạn chưa biết

Hướng dẫn bảo quản nhiệt độ cho các loại thuốc sẽ được in trên bao bì. Trong trường hợp không có hướng dẫn bảo quản, bạn hãy truy cập và tìm kiếm chúng trên trang web của nhà sản xuất.

Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng, khi gặp nhiệt độ cao, thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả cơ chế tản nhiệt của cơ thể. Điều này xảy ra do thuốc có thể làm suy yếu quá trình đổ mồ hôi và giảm tốc độ lưu thông máu, khiến cơ thể khó điều chỉnh nhiệt độ.

Nhiệt độ cao có thể làm hỏng hầu hết các loại thuốc, từ viên nang, thuốc xịt cho đến siro. Nếu không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc có thể giảm hiệu quả hoặc thậm chí trở nên độc hại.

Tác dụng phụ của thuốc khi gặp nhiệt độ cao có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào sức khỏe, liều lượng thuốc và điều kiện môi trường. Vì vậy, trong thời tiết nóng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc điều chỉnh liều lượng hoặc lịch dùng thuốc phù hợp.

Những loại thuốc nào làm tăng độ nhạy cảm với nhiệt?

Nhiều loại thuốc, đặc biệt là những loại dùng để điều trị các bệnh mạn tính, có thể làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với nhiệt độ cao. Điều này có nghĩa là khi sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể cảm thấy nóng bức hơn bình thường và dễ bị say nắng hoặc các vấn đề liên quan đến nhiệt hơn.

Dưới đây là một số nhóm thuốc thường gặp tình trạng này:

- Thuốc điều trị huyết áptim mạch: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) ,thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta,...

- Thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine...

- Thuốc điều trị tâm thần: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kích thích thần kinh...

- Thuốc hormone tuyến giáp.

Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

Mỗi loại thuốc đều có khuyến nghị riêng về bảo quản do đó người sử dụng cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc trong hộp thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về mọi hướng dẫn bảo quản cụ thể.

Nhiệt độ an toàn để bảo quản thuốc là bao nhiêu?

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm thay đổi các tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc có thể chịu được nhiệt độ lên đến 86 độ F (30 độ C) nhưng nhìn chung, hầu hết các loại thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 59-77 độ F (15-25 độ C) và ở vị trí những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Tiến sĩ Amy Bachyrycx, Giảng viên khoa Dược của Đại học New Mexico cho biết, rất khó để dự đoán mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ trên thuốc vì mỗi một loại thuốc đều có thành phần và cấu tạo khác nhau. Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên để thuốc trong xe hơi hoặc hộp thư dưới trời nắng nóng trong thời gian dài, đặc biệt là đối với những loại thuốc được giao hàng qua bưu điện. Nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí làm hỏng thuốc.

Để đảm bảo chất lượng thuốc, các công ty dược phẩm và dịch vụ giao hàng đang áp dụng nhiều biện pháp bảo quản. Ví dụ như Công ty bán lẻ dược phẩm Mỹ, CVS Health, họ đã và đang sử dụng hệ thống vận chuyển thông minh, có khả năng điều chỉnh vật liệu đóng gói phù hợp với từng điều kiện thời tiết, giúp bảo vệ thuốc khỏi nhiệt độ quá cao. Hay như các nhà bán hàng trên sàn thương mại Amazon cũng đều áp dụng các quy trình nghiêm ngặt để bảo quản và vận chuyển thuốc, đảm bảo thuốc luôn được bảo quản ở điều kiện thích hợp.

Trong trường hợp phát hiện thuốc của bạn có những thay đổi bất thường trong thời tiết nóng như: biến dạng, thay đổi màu sắc, xuất hiện các đốm lạ, đặc hoặc lỏng hơn mọi khi,… bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương hướng giải quyết kịp thời.

 
Hà Chi (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già