6 câu hỏi thường gặp nhất về bệnh động kinh

Động kinh nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng

Những con số ngạc nhiên về bệnh động kinh bạn cần biết

Những cách cần biết để đối mặt với cơn động kinh

6 triệu chứng dễ nhận biết của bệnh động kinh

Ăn nhiều bột ngọt dễ bị co giật

Nguyên nhân nào gây bệnh động kinh?

Nguyên nhân gây bệnh động kinh có thể là do tổn thương não khi sinh, chấn thương đầu do tai nạn, các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, viêm não, đột quỵ... Ngoài ra, bạn cũng có thể bị động kinh do di truyền. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bác sỹ cũng xác định được nguyên nhân gây động kinh. Có tới 70% trường hợp động kinh không xác định rõ nguyên nhân.

Theo tiến sỹ Donald Olson – Giám đốc Chương trình động kinh tại Bệnh viện Lucile Packard, Trung tâm Y tế Đại học Stanford: “Dù là nguyên nhân gì thì động kinh cũng gây ra sự phóng điện đột ngột của các noron thần kinh. Tùy thuộc vào vị trí các noron thần kinh bị tổn thương mà triệu chứng động kinh ở mỗi người khác nhau có thể là co giật một phần cơ thể hoặc co giật toàn thân”.

Các trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn

Làm thế nào để chẩn đoán động kinh 

Khi có triệu chứng của bệnh động kinh bác sỹ sẽ cho người bệnh làm một số xét nghiệm  để kiểm tra sóng điện bất thường trong não như điện não đồ, chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu… để loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây co giật như hạ đường huyết, hạ calci huyết... nhưng không phải động kinh.

Động kinh có những loại gì?

Động kinh được chia thành 2 loại lớn là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Cơn động kinh cục bộ chỉ ảnh hưởng đến một phần cụ thể của não. Động kinh cục bộ được chia làm 2 loại là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp. Khi bị động kinh cục bộ đơn giản, người bệnh bị co giật một phần của cơ thể, người bệnh có thể cảm nhận thấy sự bất thường ở thị giác và khứu giác. Khi bị cơn động kinh cục bộ phức tạp bệnh nhân thường bị mất ý thức và không biết được cơn động kinh đang xảy ra. Các cơn động kinh toàn thể xảy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ não. Có 2 loại cơn động kinh toàn thể là cơn động kinh vắng ý thức và cơn co cứng - co giật toàn thể.

Trẻ bị động kinh vắng ý thức thường không thể tập trung 

Nên làm gì nếu có bạn bè, người thân bị co giật?

Khi người bệnh động kinh lên cơn co giật, nên loại bỏ những vật cứng hoặc sắc nhọn ở khu vực xung quanh để tránh cho người bệnh bị chấn thương khi ngã xuống. Nên nâng nhẹ đầu của người bệnh về phía sau để bệnh nhân dễ thở hơn. Ngoài ra nên để người bệnh nằm nghiêng, vì tư thể nằm nghiêng một bên sẽ giúp người bệnh dễ thở và để các chất dịch lỏng có thể chảy ra khỏi miệng. Nên ở lại bên người bị động kinh từ 5 – 10 phút sau khi người đó tỉnh. Hãy đảm bảo người đó đã tỉnh táo hoàn toàn trước khi rời đi. 

Cơn động kinh có thể đe dọa tính mạng không?

Cơn động kinh có thể khiến người bệnh tử vong tuy nhiên chúng chiếm tỷ lệ không nhiều. Khi người bệnh bị trạng thái động kinh (cơn động kinh kéo dài trên 5 phút) thì não có thể bị tổn thương khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, nếu cơn động kinh kéo dài hơn 3 phút hãy gọi cấp cứu ngay. Ngoài ra, bạn có thể tử vong vì cơn co giật do động kinh khi lên cơn co giậ khi đang lái xe, đang làm việc, đang tắm…

Cơn động kinh có thể khiến người bệnh bị đột tử

Điều trị động kinh như thế nào?

Cách phổ biến nhất để điều trị động kinh hiện nay là dùng thuốc chống động kinh. Khi bệnh nhân bị động kinh kháng thuốc, thì bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân bị động kinh cũng thường được khuyến cáo nên áp dụng chế độ ăn ketogenic để làm giảm cơn co giật.

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho người bệnh thì kích thích dây thần kinh phế vị có thể giúp ngăn ngừa cơn động kinh. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng phương pháp này.

Thanh Tú H+ (Theo Web MD)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Egaruta giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

7 điều bạn cần biết về động kinh - Ảnh 8


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh