Thuốc phá thai và cuộc chiến pháp lý "chưa từng có tiền lệ" ở Mỹ

Một cuộc biểu tình ủng hộ quyền phá thai và thuốc mifepristone hợp pháp trên toàn nước Mỹ tại thành phố New York vào tháng 3/2023 - Ảnh: Viewpress.

Mỹ chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19

CDC Mỹ làm việc về công tác phòng, chống HIV/AIDS

Toàn cảnh "những ngày tháng đen tối" đang xảy ra với nước Mỹ

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với phụ nữ sau khi phá thai

Bác sĩ có thể biết bạn đã từng dùng thuốc phá thai?

Ngày 10/4, Bộ Tư pháp Mỹ đã đề nghị phúc thẩm phán quyết của một thẩm phán liên bang ở Texas cho phép cấm sử dụng rộng rãi một loại thuốc phá thai phổ biến tại nước này.

Trước đó, ngày 8/4, thẩm phán Matthew Kacsmaryk đã đảo ngược quyết định đã có từ 20 năm qua của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng thuốc mifepristone vốn đã được dùng trong hơn 50% tổng số ca phá thai mỗi năm tại Mỹ.

Trong đơn đề nghị phúc thẩm, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng phán quyết của tòa án ở Texas là "bất thường và chưa từng có tiền lệ," nên được hoãn thực thi trong quá trình đợi phúc thẩm.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, nếu phán quyết trên được thực thi, quyết định dựa trên căn cứ khoa học của FDA sẽ vô hiệu và có thể gây tổn hại cho nhiều phụ nữ. Tác hại sẽ xảy ra trên cả nước vì thuốc mifepristone đã được sử dụng hợp pháp ở tất cả các bang.

Mifepristone - một loại dược phẩm dùng để phá thai - đang trở thành tâm điểm đối đầu giữa phe ủng hộ và chống lại quyền phá thai tại Mỹ

Mifepristone - một loại dược phẩm dùng để phá thai - đang trở thành tâm điểm đối đầu giữa phe ủng hộ và chống lại quyền phá thai tại Mỹ

Bộ Tư pháp Mỹ đề nghị Tòa phúc thẩm khu vực số 5 yêu cầu hoãn thực thi phán quyết nêu trên trong thời gian xem xét.

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ kiên trì phản đối phán quyết cấm mifepristone, gọi đây là bước đi chưa từng có tiền lệ, tước đi những quyền tự do cơ bản của người phụ nữ, đẩy họ đến những nguy cơ sức khỏe.

Không lâu sau khi thẩm phán ở Texas đưa ra phán quyết nêu trên, một thẩm phán ở Washington đã ra phán quyết đối lập trong vụ xét xử riêng rẽ, qua đó yêu cầu tiếp tục cho phép sử dụng thuốc tránh thai mifepristone.

Với những phán quyết pháp lý trái ngược nhau, cùng đơn đề nghị phúc thẩm của chính phủ, vấn đề trên nhiều khả năng sẽ được đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ.

 

Mifepristone là một phần của phác đồ hai loại thuốc (kết hợp với misprostol) để phá thai trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây là loại thuốc chiếm hơn một nửa số ca phá thai ở Mỹ. Một số bệnh viện có tiến hành thủ thuật phá thai đã nói rằng nếu không có sẵn mifepristone, họ sẽ chuyển sang phác đồ chỉ có misoprostol nhưng phương pháp này không hiệu quả bằng.

“Quy trình phê duyệt thuốc sẽ gặp rủi ro, và đó không chỉ là quy trình phê duyệt mà bệnh nhân và các nhà cung cấp dựa vào, đó thực sự là một quy trình được coi là tiêu chuẩn vàng của thế giới,” Henney, người đứng đầu của FDA khi mifepristone được chấp thuận.

Trong diễn biến liên quan, hơn 200 lãnh đạo của các công ty công nghệ sinh học và dược phẩm tại Mỹ đã ký tên vào bức thư ngỏ kêu gọi đảo ngược phán quyết của thẩm phán Matthew Kacsmaryk. Nội dung thư cũng cho rằng FDA là cơ quan đầy đủ tín nhiệm để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của các loại thuốc.

Theo CNN, bất kể phán quyết này cuối cùng có được cho phép hay không, các nhà học giải pháp lý, nhà khoa học và các nhà sản xuất dược phẩm đều tỏ ra lo ngại rằng quyết định này sẽ có thể đẩy toàn bộ ngành dược phẩm vào nguy hiểm, đặt ra tiền lệ làm suy yếu quyền hạn của FDA trong cấp phép thuốc, gây rối loạn công tác quản lý, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hoạt động đầu tư cho việc phát triển các phương thức điều trị mới.

Trước đó, vào tháng 11/2022, một đơn kiện chống lại FDA đã được đệ trình bởi bốn nhóm chống phá thai do Liên minh Y học Hippocrates mới thành lập với 4 bác sỹ phản đối việc phá thai đứng đầu.

Họ cho rằng FDA đã làm sai quy trình khi phê duyệt mifepristone vào năm 2000 và không xem xét đầy đủ tính an toàn của loại thuốc này khi được các bé gái dưới 18 tuổi sử dụng để phá thai.

Một cuộc "tấn công" vào khoa học

FDA là cơ quan duy nhất ở Mỹ đưa ra quyết định về tính an toàn và hiệu quả của thuốc

FDA là cơ quan duy nhất ở Mỹ đưa ra quyết định về tính an toàn và hiệu quả của thuốc

Kể từ đầu thế kỷ 20, FDA đã là cơ quan duy nhất ở Mỹ chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá chất lượng thuốc và thực phẩm. Năm 1906, chính phủ liên bang Mỹ đã thành lập Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm với việc thông qua Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm, nhằm đảm bảo rằng thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm được kiểm soát, an toàn.

Phê duyệt thuốc ở Mỹ là một quá trình cẩn thận và tận tâm. Trước khi bất kỳ loại thuốc nào được tung ra thị trường, có vô số giờ nghiên cứu, công việc và chuyên môn của nhiều nhà khoa học, và nhiều lớp giám sát để phê duyệt.

William Schultz, cựu phó ủy viên của FDA và cựu tổng cố vấn của Bộ Y tế cho biết, cho đến nay, các tòa án vẫn tôn trọng quy trình của FDA và chưa bao giờ hủy bỏ quyết định của FDA với lý do cơ quan này đánh giá sai khoa học.

Trong một tuyên bố riêng, bà Rachel King - Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Tập đoàn công nghệ sinh học BIO (Mỹ) nhấn mạnh "tiền lệ nguy hiểm" mà quyết định đưa ra.

"Phán quyết sơ bộ của một thẩm phán liên bang ở Texas là một cuộc tấn công vào khoa học và vai trò lâu dài của FDA với tư cách là một cơ quan đưa ra quyết định về tính an toàn và hiệu quả của thuốc. Đối với một tòa án vô hiệu hóa việc chấp thuận một loại thuốc đã được xem xét và phê duyệt hơn 2 thập kỷ trước là điều chưa từng có tiền lệ. Như các học giả pháp lý đã lưu ý, các tòa án không có chuyên môn y tế để đưa ra các loại quyết định khoa học này" - bà Rachel King cho biết.

Theo CNBC, hiện số lượng các công ty dược phẩm ký vào thư kêu gọi ủng hộ FDA và đảo ngược phán quyết của thẩm phán ở Texas đã lên tới hơn 600 vào cuối tuần qua, bao gồm các giám đốc điều hành hàng đầu tại Pfizer, Biogen và Merck.

Việt Nam: Không được phép loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính, hoặc đã quá tuần tuổi quy định

Việt Nam cấm nạo phá thai trên 22 tuần tuổi và vì lý do lựa chọn giới tính

Việt Nam cấm nạo phá thai trên 22 tuần tuổi và vì lý do lựa chọn giới tính

Phá thai từ lâu là một chủ đề gây tranh cãi trong suốt lịch sử xã hội loài người về các cơ sở tôn giáo, đạo đức, luân lý, thực tiễn và chính trị. Phá thai thường xuyên bị cấm và nói cách khác phá thai bị luật pháp giới hạn. Tuy nhiên, phá thai vẫn tiếp tục phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới, ngay cả nó bất hợp pháp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ phá thai tương tự nhau ở quốc gia nơi các thủ tục là hợp pháp và ở quốc gia khác là không, do không có biện pháp tránh thai hiện đại ở những nơi phá thai là bất hợp pháp.

Tại Việt Nam, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, nhưng nghiêm cấm phá thai vì giới tính của thai nhi, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: "Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác" là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Ngoài ra, theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản" thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.

Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị …, theo quy định chi tiết tại Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Nói cách khác, nếu người nạo phá thai không vi phạm các điều cấm của pháp luật Việt Nam về việc phá thai thì vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động nạo phá thai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và nguy hiểm hơn là tính mạng của người phụ nữ. Việc phá thai phải được thực hiện ở những cơ sở y tế hợp lệ và có giấy phép của nhà nước, chứ không phải có thể phá thai ở bất cứ nơi nào, bằng bất cứ cách gì.

 
Hiệp Nguyễn (Theo CNN/CNBC/Washington Post)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn