Cách pha trà hoa dâm bụt đơn giản, dễ uống trong ngày Hè

Uống trà hoa dâm bụt có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Trà hoa nhài phòng chống ung thư?

Người bệnh đái tháo đường uống trà hoa cúc có tốt?

Khỏe bên trong đẹp bên ngoài với trà hoa đậu biếc

Uống trà hoa cúc La Mã có giúp chữa bệnh trào ngược dạ dày?

Trà hoa dâm bụt, còn được gọi là Agua de Jamaica và tên khoa học là Hibiscus sabdariffa. Nó có màu đỏ ruby ​​hoặc đỏ tươi và có vị chua. Đây là một loại đồ uống rất phổ biến trên khắp thế giới và thường được sử dụng như một loại trà thuốc. Chúng ta có thể uống nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích.

Trà hoa dâm bụt có hàm lượng calo tự nhiên thấp và không chứa caffeine. Nó chứa các khoáng chất tốt bao gồm vitamin C, chất chống oxy hóa, calci, sắt, magne, kali, natri, kẽm, các vitamin B như niacin và acid folic. Uống trà hoa dâm bụt có thể giúp giảm cholesterol và hỗ trợ hệ tiêu hóa, chức năng gan, bệnh viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, nó còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân từ từ, lành mạnh.

Trà hoa dâm bụt là thức uống phổ biến của người dân Ấn Độ

Trà hoa dâm bụt là thức uống phổ biến của người dân Ấn Độ

Cách pha trà hoa dâm bụt đơn giản nhất

Chuẩn bị nguyên liệu

 

- 5 thìa cà phê hoa dâm bụt khô

- Khoảng 100ml

- 1 thìa hạt đinh hương khô

- 1 túi trà lọc

- 3 lát gừng

- 1 nắm lá bạc hà

Cách thực hiện

- Bắc một nồi nước đun sôi

- Cho các nguyên liệu vào khuấy đều: hoa dâm bụt khô, đinh hương, gừng, lá bạc hà. Bạn có thể điều chỉnh thêm nhiều hay ít hoa dâm bụt, tùy thuộc vào độ đậm đà mong muốn của mình.

- Sau khi đun sôi, đổ từ từ vào ấm trà và dùng dần

- Nếu bạn muốn bổ sung caffeine vào trà của mình, hãy thêm một túi trà lọc vào và đợi trong 5 phút.

- Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm 1 hoặc nửa thìa đường hay mật ong vì nó rất hợp với hương vị chua cay nồng của trà.

Ngon hơn khi thưởng thức trà hoa dâm bụt thêm đá vào ngày Hè.

Ngon hơn khi thưởng thức trà hoa dâm bụt thêm đá vào ngày Hè.

Những người không nên dùng trà hoa dâm bụt

Mặc dù trà hoa dâm bụt có khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên nó cũng có thể có những tác dụng phụ hoặc không phù hợp với một số nhóm người.

- Người hạ huyết áp: Trà hoa dâm bụt có tác dụng giảm huyết áp chỉ phù hợp với người tăng huyết áp, nên không khuyến khích cho những người có huyết áp thấp vì có thể gây ngất xỉu, chóng mặt, gây hại cho tim hoặc não.

- Phụ nữ mang thai: Trà hoa dâm bụt không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích kinh nguyệt hoặc lưu lượng máu trong tử cung hoặc vùng xương chậu.

- Người mắc đái tháo đường và chuẩn bị phẩu thuật: Trà hoa dâm bụt có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy nếu đang mắc đái tháo đường hoặc dự định phẫu thuật, hãy cẩn trọng và cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ.

- Người bị dị ứng: Một số người sau khi uống trà hoa dâm bụt có thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa mắt đỏ, xoang hoặc sốt cỏ khô (một dang viêm mũi dị ứng). Có những người lại bị say hoặc gặp ảo giác.

Thu Phương (Theo Organicfact)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng