4 cách giúp "trẻ hóa" não bộ khi về già

Giữ cho não bộ trẻ trung, linh hoạt chính là chìa khóa để khỏe mạnh mỗi ngày

Podcast: Trẻ hay ngủ gật ban ngày có làm sao không?

Cách ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ

5 nhóm rau củ bác sĩ tim mạch ăn hàng ngày

25 tấn vitamin, collagen không rõ nguồn gốc được phát hiện tại Bắc Ninh

Khoa học thần kinh hiện đại chỉ ra rằng, bộ não có thể "già đi" nhanh hơn hoặc chậm hơn tuổi thực, tùy thuộc vào lối sống mỗi người. Theo Tiến sĩ Marc Milstein, nhà nghiên cứu thần kinh học nổi tiếng tại Mỹ, “trẻ hóa” bộ não là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trí nhớ và sức khỏe tổng thể.

4 bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp duy trì sự trẻ trung của não bộ.

1. Đi bộ cùng bạn bè

Theo Tiến sĩ Milstein, việc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giảm tới 60% nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Đặc biệt, tốc độ lý tưởng nên đạt ít nhất 112 bước mỗi phút để đạt hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, ông khuyến khích nên đi bộ vào buổi sáng, dưới ánh sáng tự nhiên, để điều hòa hệ thần kinh liên quan đến tâm trạng, sự tập trung, khả năng chú ý, quá trình trao đổi chất và giấc ngủ – những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe nhận thức.

Nếu có thể, đi bộ cùng bạn bè sẽ tăng thêm lợi ích. Các nghiên cứu cho thấy sự cô lập xã hội làm tăng gấp đôi nguy cơ sa sút trí tuệ, vì vậy trò chuyện trong lúc đi bộ cũng là một cách hỗ trợ não bộ hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cần thời gian riêng tư, một mình tản bộ trong ánh sáng ban mai vẫn mang lại lợi ích tích cực.

2. Ưu tiên đi thang bộ thay vì thang máy

Đi thang bộ cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe

Đi thang bộ cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe

Nếu không có nhiều thời gian để tập luyện, việc đơn giản như chọn đi thang bộ thay vì thang máy cũng giúp não bộ "trẻ" hơn.

Tiến sĩ Milstein cho biết, những người có thói quen đi cầu thang thay cho thang máy, thang cuốn thường có não bộ trẻ trung hơn so với những người ít vận động. Việc leo cầu thang không chỉ tăng cường sức mạnh cho chân mà còn nâng nhịp tim vừa phải, đưa cơ thể vào vùng luyện tập "zone 2" – mức vận động lý tưởng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và trao đổi chất. Hơn nữa, thói quen này có thể dễ dàng tích hợp vào sinh hoạt hằng ngày mà không cần tốn thời gian hay chi phí cho phòng gym.

3. Đa dạng hóa màu sắc trong bữa ăn

Nên đa dạng hóa màu sắc trong bữa ăn

Nên đa dạng hóa màu sắc trong bữa ăn

Để đơn giản hóa việc xây dựng chế độ ăn tốt cho não, Tiến sĩ Milstein khuyên nên chú trọng đến màu sắc của thực phẩm. Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn đa dạng các loại rau củ quả nhiều màu sắc sẽ nhận được nhiều hợp chất có lợi, đặc biệt là flavonoid giúp bảo vệ não bộ và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Do đó, hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, quả mọng, củ quả màu đỏ, cam, tím... kết hợp với chất xơ, các loại hạt và quả hạch để tối ưu hóa sức khỏe não bộ.

4. Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp não bộ được trẻ hóa

Nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp não bộ được "trẻ hóa"

Làm việc liên tục mà không nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ theo thời gian.

Tiến sĩ Milstein nhấn mạnh: "Lối suy nghĩ rằng luôn phải bận rộn, không nên nghỉ phép hay ngừng nghĩ về công việc, thực tế có thể gây hại cho sức khỏe nhận thức."

Ngược lại, những người dành thời gian cho các hoạt động chánh niệm vào buổi sáng, như viết nhật ký, thiền, thường ít bị kiệt sức trong ngày.

Vì vậy, đừng xem nhẹ tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi. Thời gian thư giãn chính là một phần thiết yếu để duy trì trí đầu óc minh mẫn và tinh thần khỏe mạnh.

 
Đào Dung (Theo mindbodygreen)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp