Đau nửa đầu là một hiện tượng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính
Biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cơn đau đầu dữ dội kéo dài
Chứng đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ ở người trẻ
Bổ sung magne thế nào để giảm đau đầu?
3 cách giúp giảm đau nửa đầu hiệu quả tại nhà
Đau nửa đầu là một dạng rối loạn thần kinh phức tạp gây ra cảm giác đau đầu từ trung bình đến nặng ở một nửa đầu bên trái hoặc phải. Cơn đau này có thể là cảm giác đau nhói dữ dội hoặc chỉ là một cơn đau nhẹ, kéo dài hàng giờ hoặc diễn ra và kết thúc nhanh. Khi bị đau nửa đầu, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, cảm thấy nhạy cảm và khó chịu với ánh sáng, âm thanh.
Đau nửa đầu là một tình trạng phổ biến. Một số trường hợp còn mắc chứng đau nửa đầu mạn tính với số lần đau có thể lên tới 15 lần một tháng.
Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu
Bất kì ai cũng có thể là nạn nhân của bệnh đau nửa đầu, nhưng nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn nếu có những yếu tố sau:
Độ tuổi: Bệnh đau nửa đầu phát triển từ rất sớm, có thể ngay từ khi bạn còn đang dậy thì hoặc trước đó. Nhưng đặc biệt, căn bệnh này thường phổ biến ở người lớn trong khoảng từ 30 đến 39 tuổi.
Yếu tố di truyền: Những người có cha mẹ hoặc ông bà bị đau nửa đầu thường có khả năng mắc chứng này cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Theo Medline Plus, có đến 50% số người mắc đau nửa đầu là do di truyền.
Giới tính: Sự thay đổi hormone (chủ yếu là estrogen) có thể gây ra các cơn đau nửa đầu ở những người được xác định là nữ khi sinh ra. Đây chính là lý do khiến phụ nữ có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn nam giới khoảng ba đến bốn lần.
Ngoài ra, một số người mắc các bệnh sau đây cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu cao hơn: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, béo phì.
Sức khoẻ tâm thần không tốt cũng là một trong những lý do chủ yếu liên quan tới đau nửa đầu, cụ thể như: Rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực. trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, động kinh…
Các cách phòng tránh và giảm thiểu tần suất bị đau nửa đầu
Hiện nay, đau nửa đầu được coi là bệnh mạn tính. Nhưng nếu bạn theo dõi, hiểu và tránh được các tác nhân gây nên cơn đau thì bạn hoàn toàn có thể giảm được tần suất của căn bệnh này.
Các tác nhân gây đau đầu của mỗi người một khác, phụ thuộc vào cách mà cơ thể của bạn phản ứng với các yếu tố môi trường nhất định. Ví dụ như: đèn chói sáng hoặc nhấp nháy, âm thanh ồn ào, ăn không đủ, lạm dụng thuốc giảm đau, hoạt động quá sức, căng thẳng, một số mùi hương khó chịu, thay đổi thời tiết… Ngoài ra, đau nửa đầu cũng là một dấu hiện mà cơ thể muốn cảnh báo cho bạn rằng mình không phù hợp với một số loại thực phẩm như rượu, bia, caffein… Chính vì thế, lắng nghe và theo dõi cơ thể là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa chứng đau nửa đầu.
Lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa đau nửa đầu. Cụ thể:
- Chọn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn thực phẩm được chế biến sẵn
- Bổ sung nhiều trái cây và rau tươi
- Ăn đúng giờ, không được bỏ bữa
- Hạn chế uống bia, rượu, cà phê.
Đặc biệt, tạp chí Health khuyên mọi người nên tập các bài tập đơn giản nhưng phải được diễn ra thường xuyên, ưu tiên các bài tập tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn làm dịu cảm giác lo lắng, cải thiện giấc ngủ từ đó làm giảm tần suất của chứng đau nửa đầu.
Một số những phương pháp khác có thể giúp bạn thư giãn và phòng tránh đau nửa đầu như: tập hít thở, thiền định, tập yoga... thậm chí đơn giản như việc ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng một ngày cũng có thể giúp bạn cải thiện bệnh.
Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia sớm nhất để có liệu trình điều trị phù hợp.
Bình luận của bạn