Nhiều người cao tuổi Việt Nam suy dinh dưỡng, đói vi chất

Người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý để tránh suy dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn cả tuần dễ chế biến và đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng với người bệnh đái tháo đường

Dinh dưỡng – yếu tố quan trọng giúp người cao tuổi lão hóa khỏe mạnh

Dinh dưỡng - "Chìa khóa vàng" trong điều trị bệnh tiêu hóa ở trẻ em

Thực trạng dinh dưỡng người cao tuổi Việt Nam

Theo TS.BS. Nguyễn Thùy Linh – Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người cao tuổi ở Việt Nam có nguy cơ mắc một số vấn đề như rối loạn nuốt, hay ho sặc khi ăn, răng lợi kém nên ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt. Các chức năng vị giác, khứu giác đều giảm theo thời gian, kết hợp với việc dùng nhiều thuốc điều trị nên người cao tuổi chán ăn, ăn kém. 

Khi cung cấp thực phẩm thông thường cho người cao tuổi, không có suất ăn đặc biệt và ưu tiên, thực tế là ông bà, cha mẹ sẽ mất nhiều thời gian trong bữa ăn. Không được đáp ứng về dinh dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi, gây suy dinh dưỡng, tạo thêm gánh nặng về chi phí y tế và chăm sóc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi dao động từ 12-54% ở nhiều nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có nguy cơ thiếu nước, viêm phổi do hít sặc. 

TS.BS Nguyễn Thùy Linh – Trưởng Khoa dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra các vấn đề như rối loạn nuốt, viêm phổi do hóc sặc, chán ăn ở người cao tuổi...

TS.BS Nguyễn Thùy Linh – Trưởng Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra các vấn đề như rối loạn nuốt, viêm phổi do hóc sặc, chán ăn ở người cao tuổi...

Thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện nhiều nghiên cứu tại bệnh viện và trong cộng đồng về dinh dưỡng ở người cao tuổi. Các kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc chứng teo cơ bắp, suy giảm khối cơ (sarcopenia) ở người cao tuổi là gần 60%. Ngay cả người cao tuổi béo phì cũng có nguy cơ suy dinh dưỡng và xói mòn cơ bắp. Trong khi đó, lượng chất xơ mà người Việt tiêu thụ còn thấp so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề táo bón thường gặp ở người cao tuổi. 

TS.BS. Nghiêm Nguyệt Thu – Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, ngoài suy dinh dưỡng, người cao tuổi nước ta còn đang gặp vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin D, sắt, vitamin B12. “Nạn đói tiềm ẩn” này phổ biến nhưng chưa được phát hiện sớm, còn thừa cân, béo phì lại có xu hướng gia tăng.  

Can thiệp dinh dưỡng từ sớm để đón tuổi già khỏe mạnh    

Việt Nam có tốc độ già hóa nhanh gấp nhiều lần các nước phát triển, kết hợp với nhiều yếu tố về kinh tế - xã hội khiến người cao tuổi sống lâu nhưng chưa chắc đã khỏe. Theo đánh giá của TS.BS. Trần Viết Lực - Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương, người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng lúc, dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày. Chi phí điều trị các bệnh cho người cao tuổi cao gấp 7-10 lần người trẻ. Trong khi số lượng các cơ sở chuyên khoa lão khoa, các viện dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng, bác sĩ gia đình… lại chưa thể đáp ứng nhu cầu của các bậc cao niên.

Các chuyên gia đánh giá, nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người cao tuổi từ sớm, được thể hiện trong Luật Người cao tuổi, Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi, Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia cũng đưa ra mục tiêu tổng quát là: “Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam”, trong đó bao gồm người cao tuổi.

TS.BS Nghiêm Nguyệt Thu cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu trên cần có chiến lược toàn diện về dinh dưỡng và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan như y tế, dân số nhằm triển khai các hoạt động can thiệp dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế. Bên cạnh đó, vấn đề truyền thông, đào tạo về dinh dưỡng và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế tại bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, và người chăm sóc tại các viện dưỡng lão cũng cần được quan tâm hơn.

Đơn cử, tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh có thể đặt suất ăn qua ứng dụng của bệnh viện hoặc website suatan.hmuh.vn. Thực đơn đa dạng và thích hợp cho tình trạng của bệnh nhân, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm. 

 

Kinh nghiệm từ Nhật Bản, quốc gia có “dân số siêu già” với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 30% dân số cho thấy, công nghệ được ứng dụng sâu rộng vào dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Quan điểm được ủng hộ là giúp người cao tuổi tận hưởng niềm vui khi ăn bằng miệng, tự nuốt thức ăn như một cách để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh. 

Danh mục thực phẩm thiết kế chung của Hiệp hội Thực phẩm chăm sóc điều dưỡng Nhật Bản chia thức ăn thành 4 loại theo khả năng nhai và nuốt của người cao tuổi

Danh mục thực phẩm thiết kế chung của Hiệp hội Thực phẩm chăm sóc điều dưỡng Nhật Bản chia thức ăn thành 4 loại theo khả năng nhai và nuốt của người cao tuổi

Theo chia sẻ của Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam, thuộc Tập đoàn IMS của Nhật Bản, đơn vị này có kinh nghiệm cung cấp 18.000 bữa ăn mỗi ngày cho các bệnh viện và cơ sở điều dưỡng. Với người cao tuổi khó nuốt, trước tiên chuyên gia ngôn ngữ trị liệu sẽ đánh giá khả năng nuốt và nhai của người bệnh. Từ đó, các bữa ăn sẽ được thiết kế, điều chỉnh phù hợp với khả năng nuốt và thể trạng của người bệnh. Thức ăn sau đó được phân tích kết cấu, đối chiếu với Danh mục thực phẩm thiết kế chung của Hiệp hội Thực phẩm chăm sóc điều dưỡng Nhật Bản.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già