Uống nước dừa thường xuyên mang lại lợi ích sức khoẻ gì?

Nước dừa được ví như thức uống điện giải tự nhiên, rất tốt cho sức khoẻ.

Lẩu nấm hải sản nấu nước dừa tươi

Lý do nên thêm nước dừa trong bữa sáng mùa Hè

Tại sao nước dừa là thức uống giải khát tốt trong mùa Hè?

Rau om nước dừa trị sỏi mật có thực sự hiệu quả không?

1. Bổ sung chất điện giải

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải thiết yếu như kali, natri, magne và calci. Đây là các khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể; Hỗ trợ hoạt động của cơ và thần kinh; Giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải khỏi tế bào.

Việc mất cân bằng điện giải thường xảy ra sau khi đổ nhiều mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy hoặc hoạt động thể lực kéo dài. Trong những trường hợp này, nước dừa có thể là lựa chọn thay thế đồ uống thể thao, nhờ khả năng bù nước tốt nhưng có hàm lượng đường và calo thấp hơn.

2. Giúp kiểm soát huyết áp

Một cốc nước dừa (khoảng 240ml) có thể cung cấp khoảng 600mg kali. Đây là khoáng chất có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả. Theo một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Ngoài ra, các chất điện giải trong nước dừa cũng góp phần ổn định nhịp tim và tuần hoàn máu.

3. Trung hòa gốc tự do

Nước dừa giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do – những phân tử không ổn định có thể gây tổn hại DNA, thúc đẩy quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư, đái tháo đường hay bệnh tim mạch.

4. Hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận

Một số nghiên cứu gợi ý rằng nước dừa có thể giúp giảm hình thành sỏi thận bằng cách tăng bài tiết các ion và khoáng chất dư thừa qua nước tiểu. Điều này giúp ngăn ngừa sự kết tinh tạo sỏi trong hệ tiết niệu.

5. Tốt cho xương và răng

Sự kết hợp giữa calci và phospho trong nước dừa góp phần vào việc duy trì cấu trúc xương và răng khỏe mạnh, đặc biệt hữu ích trong giai đoạn phát triển ở trẻ em hoặc khi lão hóa.

6. Góp phần kiểm soát đường huyết

Nhờ hàm lượng magne dồi dào, nước dừa giúp cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu. Đây là lợi ích đáng chú ý, đặc biệt đối với những người đang trong nhóm nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc có vấn đề về kiểm soát đường huyết.

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng, giải khát hiệu quả trong những ngày Hè.

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng, giải khát hiệu quả trong những ngày Hè.

Giá trị dinh dưỡng

Một cốc nước dừa (khoảng 240 ml) thường chứa:

- 44 kcal

- 10,4gr carbohydrate

- 9,6gr đường tự nhiên

- 0,5gr protein

- 600mg kali

- 24mg vitamin C

- 64mg natri

Với thành phần này, nước dừa được xem là "thức uống thể thao tự nhiên" thích hợp để bù nước sau vận động hoặc khi mất nước do bệnh lý.

Khi nào nên uống nước dừa?

Nước dừa đặc biệt hữu ích trong những trường hợp:

- Sau khi tập thể dục kéo dài

- Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm

- Sau khi bị tiêu chảy, nôn ói hoặc mất nước

- Sau khi xông hơi hoặc đổ nhiều mồ hôi

- Khi cần phục hồi nước và điện giải do bệnh lý

Có nên sử dụng nước dừa hàng ngày?

Việc uống nước dừa mỗi ngày hoàn toàn có thể phù hợp nếu lối sống, điều kiện thời tiết và nhu cầu cá nhân được cân nhắc hợp lý. Với người có chế độ ăn thiếu kali hoặc magne, nước dừa có thể là nguồn bổ sung khoáng chất tự nhiên hiệu quả.

Một số nghiên cứu còn ghi nhận lợi ích khi bổ sung magne từ nước dừa trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, giúp giảm triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, cáu gắt và chuột rút.

Dù là thức uống lành mạnh nhưng nước dừa không phù hợp với tất cả mọi người. Cần thận trọng khi sử dụng nếu đang trong các trường hợp sau:

- Suy thận hoặc bệnh thận mạn tính

- Đang dùng thuốc làm tăng nồng độ kali máu

- Mắc hội chứng ruột kích thích hoặc theo chế độ ăn ít FODMAP

Lý do là bởi, nước dừa chứa hàm lượng kali cao và một số loại carbohydrate có thể gây đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa ở người nhạy cảm. Trong một số trường hợp hiếm gặp, dị ứng với dừa cũng có thể xảy ra.

 
Hà Chi (Theo VeryWellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp