Người lớn tuổi dễ bị lạnh hơn trong mùa Đông
4 dưỡng chất không thể thiếu cho phụ nữ trong mùa Đông
Biện pháp giảm ho và cảm lạnh tại nhà
Những mẹo giúp tránh cảm lạnh trong mùa Đông
9 điều nên làm để tránh bị ốm trong mùa Đông
Lưu lượng máu giảm
Theo tuổi tác, các mạch máu của bạn trở nên kém linh hoạt hơn và không thể hoạt động tối ưu, khiến máu lưu thông kém hơn so khi còn trẻ. Khi các mạch máu không thể bơm máu đúng cách sẽ khiến cơ thể khó giữ nhiệt hơn. Đặc biệt, bàn tay và bàn chân lạnh có thể là dấu hiệu của lưu thông máu kém.
Da mỏng hơn
Những thay đổi của làn da liên quan đến quá trình lão hóa có thể làm thay đổi khả năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, khi chúng ta già đi, lớp da trong cùng mỏng đi. Lớp da này chứa chất béo, nên khi mỏng đi sẽ làm mất đi lớp cách nhiệt và lớp đệm tự nhiên, khiến cơ thể khó giữ nhiệt hơn.
Điều này là do chất béo hoạt động như một tấm chăn bảo vệ giữ ấm cho chúng ta, khi tấm chăn mỏng hơn sẽ khiến chúng ta dễ cảm thấy lạnh hơn.
Tỷ lệ trao đổi chất giảm đi
Quá trình trao đổi chất (quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng để cơ thể hoạt động) chậm lại theo tuổi tác. Nghiên cứu cho thấy, ở tuổi 50, tốc độ trao đổi chất cơ bản sẽ giảm 30%. Trao đổi chất chậm không chỉ khiến bạn tăng cân mà còn ảnh hưởng đến cách cơ thể điều chỉnh thân nhiệt, ảnh hưởng đến các quá trình hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa... dẫn đến tăng độ nhạy cảm với cảm lạnh.
Một số bệnh nền
Người nhiều tuổi thường có xu hướng có nhiều bệnh hơn. Một số tình trạng như bệnh tim, bệnh thận và thiếu máu có thể cản trở lưu lượng máu và giảm nhiệt độ cơ thể. Bệnh uyến giáp như suy giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và khả năng điều chỉnh thân nhiệt. Bệnh đái tháo đường có thể gây bệnh thần kinh khiến người lớn tuổi dễ bị hạ thân nhiệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Khi già đi, bạn cần sử dụng một số thuốc để điều trị bệnh. Một số loại thuốc khiến bạn lạnh giá, trong đó thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh calci (trong điều trị tăng huyết áp) là những yếu tố phổ biến khiến bạn rất dễ bị lạnh. Điều này là do những thuốc này làm giảm lưu lượng máu đến bàn tay và bàn chân của bạn.
Mẹo giữ ấm trong mùa Đông
Mặc dù bạn không thể kiểm soát được khả năng giữ nhiệt của cơ thể khi bạn già đi nhưng bạn có thể thực hiện một số cách sau để giữ ấm trong mùa lạnh: Đóng kín các cửa sổ để giữ ấm cho ngôi nhà, mặc ấm và đi tất ngay cả khi ở nhà, duy trì cân nặng hợp lý để đảm bảo bạn có đủ chất béo để cách nhiệt và giữ ấm, hạn chế uống rượu vì có thể làm hạ thân nhiệt, thay quần áo ẩm ướt ngay.
Dễ bị lạnh khi nào cần khám bác sĩ?
Mặc dù tăng sự nhạy cảm với thời tiết lạnh là điều tự nhiên của quá trình lão hóa. Nhưng nếu các triệu chứng bị lạnh diễn ra đột ngột và ngày càng nặng thêm, bạn có thể thấy lạnh cóng trong khi người khác thấy bình thường, hoặc việc luôn dễ bị lạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần đi khám bác sĩ.
Bình luận của bạn