Vì sao thấy chóng mặt và buồn nôn khi tắm?

Bị chóng mặt và choáng váng khi tắm có nguy hiểm không?

Thường xuyên bị hạ đường huyết dưới 4mmol/L cần làm gì?

Các vấn đề về dạ dày thường gặp trong mùa Hè và cách phòng tránh

Mùa Hè, đề phòng các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Làm thế nào để khắc phục hoa mắt, chóng mặt, ù tai?

Cơ thể đang quá nóng

Tắm với nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể. Cơ thể phản ứng lại bằng cách cố gắng giữ cho nhiệt độ được điều hòa, khiến các mạch máu giãn ra và nhịp tim chậm lại. Điều này có thể khiến huyết áp giảm xuống, dẫn đến cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng.

Bạn nên tắm nước mát hơn một chút hoặc tắm trong thời gian ngắn hơn, nên có cửa thông gió cho phòng tắm để không khí mát mẻ tràn vào. Nếu thấy chóng mặt, bạn nên ra khỏi phòng tắm, ngồi xuống trong một phút cho đến khi cơn chóng mặt giảm bớt và tập thở sâu.

Bạn đứng quá lâu

Đứng trong thời gian dài, đặc biệt trong nhiệt độ ấm áp có thể gây ra ngất do phản xạ thần kinh phế vị (vasovagal syncope) với biểu hiện như giảm nhịp tim và hạ huyết áp đột ngột khi cơ thể bị căng thẳng. Việc đứng lâu khiến máu dồn xuống chân và bàn chân, điều này tạm thời làm giảm lưu lượng máu lên não. Do đó khiến bạn buồn nôn, chóng mặt hoặc choáng váng, nhìn mờ hoặc thị lực giảm sút.

Bản thân hiện tượng ngất vasovagal syncope không nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về sức khỏe. Đề phòng trường hợp phản xạ này khiến bạn ngất xỉu khi đang tắm vì sẽ gây nguy hiểm. Để phòng ngừa, thỉnh thoảng bạn nên chuyển động chân trong lúc tắm. Nếu vẫn thấy chóng mặt, bạn hãy ngồi xuống ngay khi có thể và vùi đầu vào giữa hai đầu gối. Việc này sẽ mang lại nhiều máu hơn cho não.

Hạ đường huyết

Lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức cho phép có thể xảy ra ở bất cứ đâu, không chỉ trong khi tắm. Ngoài việc cảm thấy mất sức lực hoặc chóng mặt, bạn có thể nhận thấy mình đổ mồ hôi, run hoặc tim đập nhanh.

Đề phòng hạ đường huyết khi đang tắm

Đề phòng hạ đường huyết khi đang tắm

Những người mắc đái tháo đường type 1 và 2 có nhiều khả năng gặp các triệu chứng hạ đường huyết khi mức đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt nếu bạn đã nhịn ăn vài giờ.

Trong một vài trường hợp, hạ đường huyết cũng có thể xảy ra vài giờ sau bữa ăn chủ yếu là carbohydrate tinh chế. Điều này là do carbhydrate tinh chế khiến lượng đường trong máu của bạn tăng và giảm nhanh chóng.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên bổ sung nhanh 15gram carbohydrate để nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn, gồm 1/2 quả chuối, 120ml nước trái cây hoặc soda, 1 thìa mật ong. Người bị đái tháo đường nên kiểm tra lượng đường trong máu 15 phút sau khi ăn. Nếu không trên 70 mg/dL, hãy bổ sung thêm 15gram carbohydrate. Trường hợp đường huyết giảm sút nghiêm trọng với các dấu hiệu như nói lắp, mờ mắt, nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc co giật, cần cấp cứu ngay.

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Thỉnh thoảng cảm thấy hơi chóng mặt và buồn nôn khi tắm có lẽ không đáng lo ngại. Nhưng chóng mặt hoặc choáng váng đột ngột và nghiêm trọng có thể do một số nguyên nhân mà bạn không nên bỏ qua. Nếu chóng mặt dẫn đến ngất xỉu, suy nhược ở một bên cơ thể hoặc gặp khó khăn khi nói, bạn cần thăm khám ngay để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Nếu cơn chóng mặt đi kèm với đau ngực hoặc khó thở, bạn cần được cấp cứu ngay.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp