Trẻ em Việt Nam thấp còi do dinh dưỡng không đúng cách
Trẻ thấp lùn có thể do thiếu nội tiết tố
Làm gì để tăng chiều cao cho con?
3 giai đoạn vàng tăng chiều cao tối đa
Chọn sữa nào giúp bé tăng cân, không táo bón?
Theo đó, tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 15,3 % (năm 2013) xuống 14,5% (năm 2014) và suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 25,9% (năm 2013) xuống còn 24,9% (năm 2014).
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái và các vùng miền. Cụ thể: Khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 22,6%, chiều cao/tuổi 34,9%; Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi là 19,8%, chiều cao/tuổi 30,7%... Một số tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển, dân trí cao thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì lại đang gia tăng như: Bình Dương (13,4%), Thành phố Hồ Chí Minh (12,6%), Quảng Nam (10,8%). Tỷ lệ này tại Hà Nội chỉ chiếm 5,4%.
Theo Viện Dinh dưỡng, hàng năm, Viện Dinh dưỡng thường đưa ra số liệu về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số: Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (tính theo cân nặng/tuổi), suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) và suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/chiều cao).
Đây là những con số quan trọng phản ánh chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Từ đó, đề ra các giải pháp can thiệp kịp thời để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Một trong những giải pháp quan trọng và bền vững là cần đầu tư một cách hiệu quả, đúng hướng để tăng cường hoạt động truyền thông dinh dưỡng, mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết, góp phần từng bước thay đổi thái độ, hành vi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và nâng cao tầm vóc con người Việt Nam...
Trẻ thấp còi do bữa ăn không đủ chất
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là do các bữa ăn không đầy đủ dưỡng chất, dưỡng chất không cân bằng không đạt chất lượng hoặc áp dụng chế độ ăn thiên lệch.
Thiếu nhiều vi chất, dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ như calci, các loại vitamin, kẽm, selen và khoáng chất khác sẽ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ cơ xương khớp, hệ thần kinh…
Hơn nữa, Việt Nam được xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Khi không được vận động thường xuyên, thể lực của trẻ trở nên yếu ớt dẫn tới biếng ăn, kém ngủ, tăng cân chậm, các tế bào xương không phát triển khiến tình trạng thấp còi diễn ra nghiêm trọng hơn.
Bình luận của bạn