Loãng xương làm suy yếu xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương
Vì sao chán ăn có thể khiến bạn bị loãng xương?
Những thông tin cần biết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi
3 dấu hiệu cảnh báo loãng xương
Làm sao để giúp trẻ có xương chắc khỏe?
Ngồi một chỗ quá lâu
Lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xươngLối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đối với xương, bạn càng sử dụng nó, nó sẽ càng thích nghi và khỏe khoắn, và ngược lại, càng ít sử dụng xương sẽ càng yếu ớt. Các nhà khoa học đã chứng minh điều này, trong môi trường không trọng lực, khối lượng xương của các phi hành gia bị giảm đi. Giải pháp đơn giản là tập thể dục thường xuyên, bơi hoặc chạy bộ là các hoạt động tốt giúp phòng ngừa loãng xương.
Ăn quá nhiều thịt
Phần lớn chúng ta đang ăn nhiều protein hơn mức chúng ta cần. Chế độ ăn giàu protein có thể khiến thận bài tiết nhiều calci hơn bình thường. Việc suy giảm calci này dẫn đến giảm mật độ khoáng xương, gây ra loãng xương. Để phòng tránh loãng xương, tốt nhất là nên có chế độ ăn cân bằng, hợp lý, cân bằng thịt cá và rau củ quả.
Ăn mặn
Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp đồng thời gia tăng áp lực lên thận. Trong quá trình thận bài tiết natri, calci cũng bị loại bỏ một phần.
Thiếu ánh nắng mặt trời
Thiếu vitamin D tự nhiên có thể dẫn đến loãng xươngVitamin D rất cần thiết cho xương. Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến cho cơ thể thiếu vitamin D. Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng một số loại thực phẩm khác để phòng tránh loãng xương.
giảm cân quá nhiều
Việc giảm cân có thể tốt cho cơ thể nói chung, tuy nhiên giảm cân quá nhiều thì lại có hại cho xương. Giống như tập thể hình, xương cần có một tải trọng phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Theo một nguyên cứu tại Trường Y Harvard cứ 1 đơn vị BMI (2,2-3,5 kg) tăng lên là nguy cơ loãng xương giảm đi gần 12%. Tuy vậy, những người thiếu cân cũng có thể thiếu dinh dưỡng, góp phần gây ra bệnh loãng xương.
Uống quá nhiều rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia làm cơ thể khó hấp thu calci hơnTheo nghiên cứu từ Đại học Oregon, mức độ tiêu thụ rượu thấp có thể tốt cho xương của bạn, nhưng uống nhiều rượu bia lại có tác dụng ngược lại, khiến cơ thể khó hấp thụ calci hơn. Nó cũng ảnh hưởng đến tuyến tụy và gan. Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, ví dụ mức độ cortisol có thể tăng lên và điều này có thể dẫn đến mật độ xương thấp hơn. Đặc biệt ở phụ nữ, uống nhiều rượu bia có thể làm giảm nồng độ estrogen, gây loãng xương.
Bình luận của bạn