Nhiều người không nhận ra bản thân mình bị loãng xương cho đến khi bị gãy xương.
Làm sao để giúp trẻ có xương chắc khỏe?
Ăn uống như thế nào để ngăn ngừa loãng xương?
Nam giới bị loãng xương phải điều trị như thế nào?
5 cách giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương
Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của bệnh loãng xương
Loãng xương xảy ra khi xương mất dần calci, khiến xương bị xốp, yếu và trở nên dễ gãy hơn. Nhiều người thường chủ quan với bệnh loãng xương do bệnh diễn tiến chậm theo thời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, phát hiện loãng xương muộn có thể khiến quá trình điều trị khó khăn hơn do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều. Do đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh loãng xương để xác định xem mình có mắc phải hay không.
Gãy xương dù chỉ va chạm với lực rất nhỏ: Gãy xương sau khi rơi từ trên cao xuống, tay nạn xe hoặc chấn thương khi chơi thể thao là hiện tượng rất bình thường. Tuy nhiên nếu bị gãy xương dù chỉ bị tác động bởi một lực rất nhỏ thì có thể bạn đang bị loãng xương.
Loãng xương có thể là nguyên nhân khiến bạn bị gãy xương
Đau xương hoặc đau khớp không rõ nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây đau xương và khớp trong đó có loãng xương. Nếu bạn không mắc bệnh lý xương khớp nào hoặc không bị chấn thương gì mà vẫn bị đau xương thì hãy đến gặp bác sỹ để đo mật độ xương vì có thể bạn đang bị loãng xương.
Chiều cao bị giảm đi, lưng gù: Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị nén lại (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
Nếu có các triệu chứng trên bạn nên trao đổi với bác sỹ của bạn về các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương. Bác sỹ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm đánh giá mật độ xương để phát hiện loãng xương. Xét nghiệm này không gây đau đớn và chỉ mất. Kết quả xét nghiệm không chỉ cho bạn biết mình có bị loãng xương hay không.
Đo mật độ xương giúp chẩn đoán chính xác loãng xương
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến loãng xương trong số đó có những yếu tố bạn có thể kiểm soát và những yếu tố bạn không thể kiểm soát. Nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương không thể kiểm soát như chủng tộc, tuổi trên 65, gia đình có tiền sử bị loãng xương, mãn kinh sớm, mắc bệnh Celiac hoặc Crohn, rối loạn nội tiết... thì bạn cần thận trong hơn trong việc theo dõi sức khỏe xương của mình.
Ngược lại, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương như: Hút thuốc, uống rượu, ăn kiêng, thiếu vitamin D hoặc calci, lười vận động... bạn có thể thay đổi được bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
Bình luận của bạn