- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đáng lo
"Chuyện ấy" có thể ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ
Chăm sóc răng miệng giúp bảo vệ não bộ
Người cao tuổi có thể gặp nguy hiểm vì sống một mình
Những hoạt động bổ ích giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Sau những năm 30 tuổi, não bộ bắt đầu mất đi các neuron một cách tự nhiên. Quá trình lão hóa đi kèm biểu hiện nhớ nhớ quên quên ở người cao tuổi. Theo PGS Carmen Carrión - chuyên gia tâm lý học thần kinh tại Trường Y Đại học Yale, người cao tuổi có thể gặp phải tình trạng đãng trí nhẹ như cất chìa khóa không đúng chỗ, quên tên gọi của đồ vật…
Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể gây suy giảm trí nhớ bất thường. Dưới đây là các dấu hiệu đáng lo ngại cũng như cách xử trí khi bạn phát hiện trí nhớ suy giảm:
Không thể học tập kiến thức mới
Công nghệ là yếu tố thay đổi liên tục theo thời gian, có thể gây khó khăn cho người cao tuổi, khiến họ mất nhiều thời gian hơn khi học cách sử dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, nếu người cao tuổi thấy mình không thể học bất cứ điều gì mới, đây có thể là dấu hiệu đáng quan tâm. Điều đó chỉ ra rằng bộ não của bạn không lưu trữ chính xác những ký ức mới.
Gặp khó khăn khi làm hoặc hiểu những điều cơ bản
Khi những công việc thường ngày bỗng trở nên khó khăn, người cao tuổi nên sớm kiểm tra sức khỏe não bộ. Ví dụ, người nội trợ bỗng quên những công thức nấu ăn lâu năm vẫn thực hiện, quên nộp hóa đơn hoặc nộp tận 2 lần, không tính toán được tiền lẻ… Dấu hiệu đãng trí trong việc vệ sinh cá nhân, không ghi nhớ các cuộc hẹn cũng là tín hiệu cảnh báo suy giảm trí nhớ đáng lo ngại.
Nhanh chóng quên các cuộc nói chuyện
Dĩ nhiên, chúng ta không thể nhớ hết các cuộc hội thoại mình có trong ngày. Nhưng theo BS Michael Rosenbloom – chuyên gia thần kinh học tại Trung tâm Y khoa về Não bộ và trí nhớ tại Đại học Washington (Mỹ), nếu bạn ngay lập tức quên mất mình đã trò chuyện với ai, nói về điều gì, đây là dấu hiệu bất thường. Người khỏe mạnh, minh mẫn đáng ra có thể ghi nhớ các cuộc trò chuyện này ít nhất tới cuối ngày.
Đi lạc ở những nơi quen thuộc
Việc đi lạc khi tới những địa danh mới, hoặc tới thăm những nơi rất lâu bạn chưa từng tới là hoàn toàn bình thường. Nhưng lạc đường ở khu vực vốn quen thuộc như khu dân cư bạn sinh sống, có thể báo hiệu trí nhớ suy giảm bất thường. Gia đình cần thận trọng khi người cao tuổi đi lạc dù chỉ đi bộ ra chợ, mua sắm đơn giản gần nhà.
Thường xuyên lặp lại các câu chuyện đã kể
Những người bị sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện gần đây, nhưng họ lại nhớ rõ những ký ức từ thời thơ ấu. Việc kể một câu chuyện nhiều lần trong cùng một ngày, thậm chí là chỉ cách nhau vài phút, là biểu hiện đãng trí nghiêm trọng.
Người thân trong gia đình nhận ra người cao tuổi có dấu hiệu bất thường
Khi được bạn đời, người thân hay con cháu chỉ ra những biểu hiện lạ, người cao tuổi đừng vội tự ái, suy nghĩ tiêu cực. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy các vấn đề về trí nhớ nghiêm trọng hơn, đã ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và lặp lại nhiều lần. Gia đình nên khuyến khích người cao tuổi thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có cách can thiệp cần thiết.
Ngoài chứng sa sút trí tuệ và Alzheimer, một vài bệnh lý khác cũng có thể khiến trí nhớ suy giảm. Một số loại thuốc ngủ không kê đơn cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ. Thính giác suy giảm, ù tai ở người cao tuổi ngăn cản quá trình tiếp nhận thông tin, khiến việc trò chuyện khó khăn, dễ nhầm lẫn với biểu hiện đãng trí. Rối loạn lo âu và trầm cảm sau sinh cũng khiến nhiều bà mẹ nhớ nhớ quên quên.
Để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, các chuyên gia khuyến cáo người có bệnh lý nền đái tháo đường, tăng huyết áp… kiểm soát tốt bệnh lý. Tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn lành mạnh cũng giúp não bộ minh mẫn lâu dài.
Bình luận của bạn