Đối tượng nào có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ?
Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ?
Tại sao mãn kinh sớm có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ?
Liệu cắt giảm cholesterol có gây ra chứng sa sút trí tuệ không?
Dấu hiệu “tố cáo” bạn có thể bị sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ (dementia) là hội chứng do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra, đặc trưng là tình trạng suy thoái mắc phải dai dẳng trong các lĩnh vực chức năng: Ngôn ngữ, trí nhớ, kỹ năng thị giác – không gian, khả năng điều hành và cảm xúc. Triệu chứng sa sút trí tuệ nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Hiện nay, mặc dù phần lớn các nguyên nhân gây bệnh Alzheimer chưa được nắm rõ, các chuyên gia đều biết rằng một tỷ lệ nhỏ có liên quan đến đột biến di truyền.
Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Alzheimer chỉ ra rằng, điều chỉnh lối sống lành mạnh có thể góp phần giảm nguy cơ sa sút trí tuệ tới 40%. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 22.000 người tham gia, độ tuổi từ 18-89 bằng các bài đánh giá sức khỏe não bộ.
Nhóm nghiên cứu đã đối chiếu kết quả kiểm tra với các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ có thể thay đổi được. Họ nhận thấy, 7 tác nhân sau có thể làm giảm chức năng nhận thức của não bộ tương đương với 3 năm lão hóa tự nhiên:
- Tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá (hiện đang hút hoặc đã hút thuốc trong 4 năm qua).
- Đái tháo đường.
- Trầm cảm.
- Nghiện chất (đồ uống có cồn và chất kích thích).
- Mất thính lực.
- Tiền sử chấn thương vùng não.
Người ở tuổi 40-70 không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào kể trên có kết quả đánh giá nhận thức tương tự đối tượng trẻ hơn họ 10-20 tuổi nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ.
TS Annalise LaPlume – Trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Rotman (Canada) cho hay: “Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi đánh giá chức năng nhận thức, các yếu tố nguy cơ đến từ lối sống cũng quan trọng không kém độ tuổi. May mắn thay, đây là những yếu tố có thể thay đổi được, như kiểm soát bệnh đái tháo đường, thăm khám suy giảm thính lực và chủ động cai thuốc lá”.
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể người nói chung và não bộ nói riêng. Tuy nhiên, để làm chậm tốc độ thoái hóa não bộ, bạn cần chủ động kiểm soát các nguy cơ gây sa sút trí tuệ kể trên. Một số biện pháp dự phòng các triệu chứng sa sút trí tuệ có thể kể đến:
- Rèn luyện trí não với các hoạt động kích thích não bộ như đọc sách, giải câu đố, chơi cờ… có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ.
- Cai thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Điều trị sớm các vấn đề về thính lực, trầm cảm, cai nghiện chất kích thích.
- Kiểm soát chỉ số mỡ máu và đường huyết ổn định.
Bình luận của bạn