Bệnh suy giáp (nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp) là một dạng bệnh nội tiết, rối loạn chức năng tuyến giáp.
Đái tháo đường kèm suy giáp, đường huyết không ổn định phải làm sao?
Tăng cân đột ngột có thể cảnh báo một số bệnh lý
Cường giáp có thể chuyển thành suy giáp hay không?
Nguyên nhân gây ra suy giáp và giải pháp từ thảo dược
Cách phân biệt cường giáp và suy giáp
Suy giáp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và môi trường mà còn liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát bệnh. Điều này có nghĩa là bạn cần hạn chế một số loại thực phẩm thường được coi là lành mạnh như chất xơ và cà phê, mặc dù chúng có thể có lợi cho những người khác. Tuy nhiên, việc điều chỉnh lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ giúp bạn vẫn có thể thưởng thức chúng một cách an toàn và dưới đây là những nhóm thực phẩm mà bệnh nhân suy giáp cần tránh.
1. Nhóm đậu nành (đậu nành Nhật Bản, đậu phụ, miso)
Mối quan hệ giữa đậu nành và chức năng tuyến giáp từ lâu đã là chủ đề tranh cãi trong giới khoa học. Hợp chất isoflavone có trong đậu nành từng được cho là có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây, điển hình là nghiên cứu trên Tạp chí Báo cáo Khoa học (Scientific Reports), đã chỉ ra rằng đậu nành không gây ảnh hưởng đáng kể đến hormone tuyến giáp mà chỉ làm tăng nhẹ hormone kích thích tuyến giáp. Mặc dù vậy, một số nghiên cứu khác lại cho thấy đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc điều trị tuyến giáp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm dùng thuốc và nên dùng lượng đậu nành như thế nào cho phù hợp.
2. Rau họ cải (bông cải xanh, bắp cải)
Các loại rau họ cải như bông cải xanh, bắp cải chứa một số chất có thể gây cản trở quá trình hấp thu iốt, đặc biệt ở những người bị suy giáp. Điều này có thể làm giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, theo phòng khám Mayo Clinic, người bệnh không cần phải quá lo lắng về việc ăn các loại rau này, trừ khi bạn dùng các loại rau này với số lượng rất lớn thì mới cần lưu ý.
3. Gluten có trong bánh mì và mì ống
Bệnh suy giáp thường đi kèm với bệnh celiac. Mặc dù chế độ ăn không gluten không phải là phương pháp điều trị chính cho suy giáp, nhưng nó có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa ở một số người bệnh. Nếu vẫn dùng gluten, hãy ưu tiên các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ. Đồng thời, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc.
4. Thực phẩm béo (bơ, thịt, đồ chiên)
Theo Tiến sĩ Stephanie Lee - Trường Y khoa Đại học Boston đồng thời là Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tuyến giáp tại Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, chất béo trong thực phẩm chế biến, thịt động vật có khả năng ức chế sự hấp thu thuốc thay thế hormone tuyến giáp đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp nội sinh. Các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên, bơ, mayonnaise và các loại thịt mỡ.
5. Thực phẩm có nhiều đường
Theo chuyên gia dinh dưỡng Ruth Frechman (Mỹ), suy giáp không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ có thể làm giảm đáng kể tốc độ trao đổi chất. Điều này dẫn đến tình trạng tích tụ năng lượng dư thừa dưới dạng mỡ, gây tăng cân. Chuyên gia Frechman khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc sử dụng đường, bởi vì đường cung cấp lượng calo cao nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
6. Thực phẩm chế biến sẵn và đồ đông lạnh
Chuyên gia dinh dưỡng Frechman cho biết, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng natri cao. Bệnh nhân suy giáp cần đặc biệt lưu ý điều này bởi tuyến giáp kém hoạt động đã làm tăng nguy cơ huyết áp cao kết hợp với việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Để kiểm soát lượng natri nạp vào, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm và lựa chọn những sản phẩm có hàm lượng natri thấp nhất. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association), người có nguy cơ tăng huyết áp nên giới hạn lượng natri hấp thu ở mức 1.500mg mỗi ngày.
7. Chất xơ dư thừa từ đậu, cây họ đậu và rau
Cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể là điều cần thiết, tuy nhiên, việc ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh suy giáp. Theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng chất xơ hàng ngày cho người lớn dao động từ 25 - 38 gram, vượt quá mức khuyến nghị này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thu thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
8. Cà phê
Theo một nghiên cứu được đăng tải năm 2008 trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (National Library of Medicine), caffeine có thể cản trở quá trình hấp thu hormone tuyến giáp. TS. Lee cho biết: “Các bệnh nhân sử dụng thuốc tuyến giáp cùng với cà phê vào buổi sáng thường có nồng độ hormone tuyến giáp không ổn định.” Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên đợi ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc tuyến giáp mới sử dụng các sản phẩm chứa caffeine.
9. Đồ uống có cồn (rượu, bia,…)
Theo một nghiên cứu được đăng tải năm 2013 trên Thư viện Y khoa Quốc gia (Mỹ), rượu bia được xem là một trong những yếu tố làm suy giảm chức năng tuyến giáp. Uống rượu, bia có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chuyển hóa hormone tuyến giáp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh suy giáp nên tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn.
Bình luận của bạn