Ăn đêm có thể gây hại cho sức khỏe nếu không được kiểm soát đúng cách
Làm thế nào để bỏ thói quen ăn đêm?
4 lợi ích không ngờ từ việc ăn đêm
Ăn khuya: "Thủ tục" cần thiết?
Thói quen ăn khuya khiến bạn dễ bị cháy nắng và ung thư da
Ăn đêm có hại hay không? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo thông tin được đăng tải trên trang Healthline, một trang web chuyên cung cấp thông tin y tế của Mỹ, câu trả lời là việc ăn đêm vừa có hại nhưng cũng có không ít cái lợi tùy theo cách bạn ăn và thực phẩm mà bạn lựa chọn.
Tác hại của việc ăn đêm
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị không nên ăn khuya, ăn quá sát giờ đi ngủ hay ăn đêmvới lược thức ăn lớn. Phần lớn mọi người lựa chọn việc ăn uống vào lúc nửa đêm chỉ đơn giản là bởi cảm thấy buồn mồm, ăn theo thói quen hoặc như một phương pháp để giảm căng thẳng và một phần là do đói. Tuy nhiên, thói quen ăn muộn này có thể gây ra tác hại như:
Khi bạn ăn đêm, dạ dày phải làm việc liên tục để tiêu hóa thức ăn nên sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và gây khó tiêu, trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày; Việc dạ dày phải hoạt động và không thể rơi vào trạng thái nghỉ khiến bạn hay bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc; Ăn đêm có thể gây tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến béo phì; Ăn đêm cũng khiến lượng glucose trong máu sẽ tăng cao và kéo dài trong nhiều giờ dễ dẫn đến đái tháo đường; Ăn đêm cũng có thể gây bệnh tim mạch như như cao huyết áp, đau tim, xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ.
Ăn đêm mang đến lợi ích gì?
Khi ngủ, cơ thể bạn đang trong quá trình tự sửa chữa. Do vậy, một bữa ăn nhẹ nhưng giàu protein trước khi đi ngủ có thể đem lại lợi ích cho cơ thể. Protein đóng vai trò xây dựng và sửa chữa các mô, cơ quan trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng nạp protein vào đêm khuya sẽ kích thích sự phát triển và phục hồi cơ bắp.
Một lợi ích đáng ngạc nhiên khác của việc ăn đêm là bạn sẽ ít cảm thấy đói hơn vào sáng hôm sau. Nghiên cứu của tạp chí khoa học về dinh dưỡng Nutrients - được xuất bản bởi Hiệp hội Bác sĩ Y khoa Chuyên nghiệp (Medical Doctors Professional Association) - đã cho thấy ăn khuya có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất và làm giảm cảm giác đói vào buổi sáng hôm sau.
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng cần ăn giới hạn ở mức 150 calorie trước khi đi ngủ để tối đa hóa lợi ích mà không gây tăng cân và các tác dụng phụ có hại khác. Một số thực phẩm được khuyến nghị bao gồm: Protein, hoa quả hoặc một chút sữa ít béo, ít đường.
Lời khuyên giúp bạn hạn chế ăn đêm
Về cơ bản, ăn đêm có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Để hạn chế hay cải thiện thói quen này, các chuyên gia khuyên bạn làm theo những biện pháp sau:
1. Loại bỏ đồ ăn vặt không lành mạnh
Hầu hết mọi người có xu hướng ăn vặt với các lựa chọn đồ ngọt, béo và mặn vào đêm khuya. Hãy cân nhắc việc loại bỏ chúng khỏi tủ lạnh và tủ đựng thức ăn của bạn hoặc ít nhất là giấu chúng ở những nơi mà bạn không thể dễ dàng với tới. Nếu thức dậy khi cảm thấy đói, bạn có thể chỉ nên uống một cốc nước hoặc ăn một quả táo rồi sau đó nhanh chóng quay trở lại giấc ngủ.
2. Ăn tối sớm
Bạn nên đợi bao lâu giữa thời gian ăn uống và đi ngủ? Câu trả lời là tốt nhất nên ăn khoảng 3 giờ trước khi ngủ. Đây là thời gian vừa đủ để thức ăn được làm trống trong dạ dày giúp bạn không bị làm phiền bởi các triệu chứng tiêu hóa khi đang cố gắng ngủ.
3. Theo dõi lượng calorie nạp vào
Bạn có thể theo dõi lượng calorie được nạp vào cơ thể với sự hỗ trợ từ các ứng dụng điện thoại hiện có. Chỉ cần nhập những thực phẩm bạn đã ăn và ứng dụng sẽ tính toán số lượng calorie của chúng. Một khi đã biến hành động này thành thói quen, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích về sức khỏe đáng mong đợi.
4. Ngủ ngon
Thói quen ngủ lành mạnh là một trong những nền tảng cần thiết đối với sức khỏe tổng thể. Ngủ đủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm có lợi cho nhiều mặt của sức khỏe, bao gồm: mức độ căng thẳng, sức khỏe tim mạch và cả thói quen ăn uống...
5. Bổ sung thực phẩm giàu protein và chất xơ vào chế độ ăn uống
Thực phẩm giàu protein giúp tạo và duy trì khối cơ và khiến cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy chúng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng. Protein làm tăng sản xuất peptide YY (PYY), một loại hormone đường ruột khiến cơ thể cảm thấy no, hạn chế cảm giác thèm ăn. Lượng protein cao sẽ làm giảm mức độ ghrelin (hormone đói), tăng tỷ lệ trao đổi chất sau khi ăn và trong khi ngủ.
Tương tự như vậy, chất xơ có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau quả cũng có tác dụng làm giảm cơn đói, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh.
Bình luận của bạn