Ăn kiêng có tốt không?
Chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải có tốt cho phụ nữ mang thai?
Có gì trong bữa ăn của 10 chế độ ăn kiêng phổ biến?
Chế độ ăn kiêng low-carb có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ
Chế độ ăn kiêng Keto: Có nên ăn trái cây?
Ăn kiêng có tốt cho sức khỏe không? Đây là băn khoăn của bất cứ ai trước khi áp dụng một chế độ ăn uống nào đó. Thực tế, phần lớn các chế độ ăn kiêng thường được quảng cáo là có thể giúp bạn “giảm cân, không gây hại cho sức khỏe”. Một số tập trung vào việc hạn chế calorie, carbohydrate hoặc kiểm soát phần ăn. Những “tín đồ” của một chế độ ăn kiêng nào đó thường cho rằng chúng là tốt nhất, vô hại. Tuy nhiên, nên biết rằng, không có chế độ ăn kiêng nào phù hợp với tất cả mọi người hay chắc chắn sẽ có hiệu quả khi bạn áp dụng.
Trong vài năm gần đây, các chế độ ăn kiêng như Keto, Paleo, Whole30 và Dukan đã trở thành tâm điểm. Theo chuyên gia thể dục Tina Martini, tác giả của cuốn sách Delicious Medicine: The Healing Power of Food, cả 4 chế độ ăn nói trên đều không phải là giải pháp lâu dài giúp giảm cân và mỡ thừa trên cơ thể. Bên cạnh lợi ích, chúng cũng có thể tồn tại một số rủi ro cho sức khỏe.
Keto
Chế độ ăn Keto (Ketogenic diet) là chế độ ăn ít carbohydrate (low-carb) và giàu chất béo. Nó dựa trên tiền đề của việc ăn một lượng nhỏ carbohydrate giúp cơ thể rơi vào trạng thái được gọi là ketosis, lúc này cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.
Về bản chất, bạn sẽ giảm tiêu thụ nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây, ngũ cốc, rau nhiều tinh bột… và thay thế chúng bằng thực phẩm giàu chất béo, protein.
Chuyên gia Tina Martini cho hay ketosis là một trạng thái nguy hiểm có thể gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe tổng thể của bạn. Ăn quá nhiều chất béo trong thời gian dài cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Hơn nữa, trong bảng xếp hạng chế độ ăn kiêng tốt nhất 2019 của Tạp chí Tin tức Mỹ và Báo cáo Thế giới (U.S. News & World Report/USNWR), chế độ ăn Keto chỉ đứng thứ 38 trên 41. Ngoài ra, nhiều người phàn nàn rằng đã gặp phải tình trạng “cúm Keto”, bao gồm thiếu năng lượng, mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày và xuống tinh thần.
Chế độ ăn Paleo (Paleo diet) hay “chế độ ăn của người thượng cổ” và “chế độ ăn thời tiền sử” được lấy cảm hứng từ chế độ ăn của tổ tiên con người thời kỳ đồ đá (khoảng hơn 10.000 năm trước). Chế độ ăn paleo rất giàu protein và chất xơ nhưng lại loại bỏ gluten, đường, bơ sữa, đậu, tinh bột, chất cồn và thực phẩm đã qua chế biến... nên sẽ giúp bạn giảm béo mà không cần cắt giảm lượng calorie, đồng thời ngăn ngừa cơ thể mắc phải những bệnh mạn tính nguy hiểm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn Paleo có thể cải thiện hiệu quả của insulin, giảm tình trạng kháng insulin - một yếu tố thiết yếu trong việc quản lý bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chế độ ăn này cũng có thể dẫn đến việc đường huyết bị hạ thấp quá mức (hạ đường huyết), đặc biệt khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc hạ glucose. Các tác dụng phụ khác là hôi miệng, năng lượng thấp và tiêu chảy.
Whole30
Chế độ ăn kiêng Whole30 hay chế độ ăn 30 ngày (Whole30 diet) cũng chỉ đứng thứ 28 trong bảng xếp hạng USNWR. Tuy nhiên, nó vẫn được coi là “hot trend” và được “lăng xê” nhiệt tình trên Instagram.
Chế độ ăn uống này hoạt động dựa trên ý tưởng rằng sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn phụ thuộc vào những gì bạn đã ăn. Vì không xác định được thực phẩm nào là thủ phạm gây ra các vấn đề sức khỏe, nên tác giả của chế độ ăn Whole30 cho rằng phải loại bỏ tất cả các sản phẩm chứa đường, sữa, rượu và các loại đậu trong vòng 30 ngày. Thay vào đó, bạn có thể ăn thịt, hải sản, trứng, rau và trái cây. Vào ngày thứ 31, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn và sẵn sàng ăn lại các thực phẩm mà trước đó đã bị loại bỏ. Bạn phải lắng nghe cơ thể để biết được bản thân nên ăn và không ăn thực phẩm gì.
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, chế độ ăn này thực sự không lành mạnh vì nó khuyến khích bạn ăn thịt đỏ. Như đã biết, ăn nhiều thịt đỏ được cho là làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết ở phụ nữ.
Dukan
Chỉ tập trung vào việc ăn nhiều protein để giảm cân thay vì giảm lượng calorie, chế độ ăn Dukan (Dukan diet) đứng hạng chót của bảng xếp hạng USNWR. Dukan được chia thành bốn giai đoạn, hai trong số đó được thiết kế để làm cho bạn giảm cân và hai giai đoạn còn lại để ổn định cân nặng.
Phương pháp này giúp giảm cân cực nhanh vì bạn sẽ cắt hết tinh bột trong giai đoạn 1, hơn nữa bạn có thể thoải mái ăn thịt. Tuy nhiên, tác dụng phụ phổ biến nhất của chế độ ăn uống này là tăng chất độc ceton trong máu. Ăn kiêng Dukan lâu dài có thể gây mất nước, táo bón, sỏi thận hoặc sỏi mật.
Bình luận của bạn