Ăn sữa chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2?

Sữa chua là một thực phẩm bổ sung giàu chất dinh dưỡng cho chế độ ăn uống lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: The Washington Post.

8 lợi ích sức khỏe khi ăn sữa chua mỗi ngày

Các thực phẩm không nên ăn cùng với sữa chua

Cách chế biến sữa chua Hy Lạp – món ăn tốt cho sức khỏe

Lý do sữa chua được xem như "thần dược" hàng ngàn năm

Vì vậy, FDA vừa cho phép các nhà sản xuất đưa ra các tuyên bố về sức khỏe đủ tiêu chuẩn trên nhãn sản phẩm sữa chua. Quyết định này đánh dấu yêu cầu sức khỏe đủ điều kiện đầu tiên mà cơ quan liên bang đưa ra cho loại thực phẩm nhiều người ưa chuộng này.

Theo AP News, FDA đã cho phép các tuyên bố về "sức khỏe đủ tiêu chuẩn" đối với thực phẩm bổ sung từ năm 2000 và thực phẩm từ năm 2002.

Trong bộ tiêu chuẩn của FDA, một tuyên bố sức khỏe đủ điều kiện là tuyên bố được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học, mặc dù không đáp ứng tiêu chuẩn "thỏa thuận khoa học khắt khe hơn".

Như vậy, các tuyên bố sức khỏe đủ điều kiện có nghĩa là một lời khuyên bạn có thể thử, nhưng không nhất thiết và chưa chắc chắn sẽ hiệu quả đối với mọi người.

Nó sẽ không như tiêu chuẩn về thời gian tập thể dục hay số muối nên ăn, mà đơn giản là một gợi ý sức khỏe cho người dân đối với một thứ gì đó dễ tiếp cận mà họ có thể lựa chọn.

Trong một thập kỷ qua, chỉ có 10 loại thực phẩm đã từng được FDA cho phép tuyên bố về sức khỏe đủ điều kiện bao gồm: một số loại ca cao có thể làm giảm bệnh tim và nước ép nam việt quất có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệuphụ nữ...

FDA cho biết "có một số bằng chứng đáng tin cậy" về việc ăn ít nhất 2 cốc sữa chua mỗi tuần giúp giảm bệnh đái tháo đường, với điều kiện bạn ăn nó như một thực phẩm nguyên chất.

Theo CNN, động thái này của FDA nhằm đáp lại đề xuất năm 2018 của công ty thực phẩm và đồ uống Danone North America. Theo đó, bản đệ trình đưa ra yêu cầu đánh giá của FDA nghiên cứu hiện có về mối quan hệ giữa sữa chua và bệnh đái tháo đường type 2.

Tiến sĩ Caroline Passerrello, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng ở Mỹ cho biết: “Đơn đệ trình cho phép công bố sức khỏe đủ điều kiện liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện trên nhãn sữa chua đã tuân theo các bước thích hợp và bao gồm nghiên cứu được bình duyệt để hỗ trợ cho đề xuất của họ”.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, việc thay đổi nhãn sản phẩm mà không dựa trên các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khó có thể chứng minh được liệu sữa chua có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay không?

Trong khi, các chuyên gia thuộc Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên vận động cho các loại thực phẩm an toàn và lành mạnh hơn cho rằng, không một loại thực phẩm nào có thể làm giảm nguy cơ mắc một căn bệnh gắn liền với chế độ ăn uống tổng thể. Việc thay đổi nhãn hiệu khuyến cáo sản phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường bằng cách khuyến khích ăn sữa chua, bao gồm các loại có chứa đường bổ sung và các món trộn như bánh quy và bánh quy xoắn, theo ABC News.

 
Hiệp Nguyễn (Theo CNN/AP/ABC News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn