Những tác động của việc bật đèn khi ngủ tới sức khỏe
Chuyên gia chỉ cách để có một giấc ngủ sâu và ngon giấc
Cách giúp người đái tháo đường có giấc ngủ ngon
Những điều nên và không nên làm với giấc ngủ ngắn của trẻ
Giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả không kém melatonin
Những bất lợi của việc bật đèn sáng khi đi ngủ
Tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ, khiến bạn không thể ngủ sâu. Bạn chỉ có thể ngủ nông hoặc mơ màng điều này khiến não bộ của bạn không được nghỉ ngơi và chuyển hóa đến giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ.
Bên cạnh những tác động tiêu cực trực tiếp đến não bộ, bật đèn khi ngủ còn đem lại những hệ quả bất lợi cho sức khỏe của bạn
Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử có những tác động tồi tệ đến sức khỏe tinh thần. Đồng thời trong phòng có ánh sáng đèn sẽ khiến giấc ngủ của bạn không sâu, điều này khiến cho cơ thể mệt mỏi và khó chịu, gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý. Đặc biệt ánh sáng trong phòng ngủ còn được cho là có liên quan đến tình trạng trầm cảm.
Béo phì
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng tình trạng béo phì ở phụ nữ phổ biến hơn ở những người ngủ khi tivi hoặc đèn đang bật. Những người tham gia nghiên cứu cũng có khả năng tăng khoảng 5kg trong 1 năm. Một yếu tố dẫn đến béo phì nữa là do lượng thức ăn nạp vào. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn càng ngủ ít, sự thèm ăn ở bạn cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ khiến bạn ăn nhiều thức ăn vào ngày hôm sau. Bên cạnh đó, việc bạn ngủ không sâu dễ thức giấc cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian bữa ăn - ăn khuya có thể dẫn đến tăng cân.
Dễ xảy ra tai nạn
Bạn ngủ không sâu vào hôm trước khiến cơ thể uể oải, tinh thần thiếu tỉnh táo, đây là điều vô cùng nguy hiểm khi bạn phải dậy sớm vào ngày hôm sau và lái xe đi làm. Bên cạnh đó, nếu người cao tuổi không ngủ đủ giấc cũng sẽ đến suy nhược cơ thể, dễ ngã và xảy ra tai nạn hơn.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Nghiên cứu được thực hiện trên 552 người trưởng thành từ 63 đến 84 tuổi ở Chicago (Mỹ). Ngoài việc được đánh giá về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim (chẳng hạn như huyết áp cao và đái tháo đường), tất cả họ đều đeo thiết bị đo lượng ánh sáng trong phòng ngủ của họ trong hơn một tuần. Một nửa số người tham gia tiếp xúc với bóng tối hoàn toàn khoảng 5 giờ liên tục mỗi ngày. Những người còn lại được tiếp xúc với một số ánh sáng ngay cả vào giữa đêm. Kết quả là hầu hết những người sống liên tục trong ánh sáng có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn. Ngoài ra, những người thường tiếp xúc với ánh sáng nhiều cũng có nguy cơ mắc huyết áp cao (tăng huyết áp), đái tháo đường type 2 cao hơn những người ngủ trong bóng tối.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra ánh sáng trong khi ngủ có thể phá vỡ đồng hồ bên trong cơ thể và kích hoạt những thay đổi khác ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường
Một số biện pháp có lợi cho giấc ngủ khi cần bật đèn ngủ
Khi bạn đã quen với việc ngủ cần có ánh đèn, hãy bắt đầu từ từ với việc sử dụng đèn ngủ nhỏ màu đỏ, vì theo các chuyên gia ánh đèn đỏ không có tác động bất lợi đến sản xuất melatonin như các bóng đèn màu khác.
Thói quen không thể bỏ một cách nhanh chóng, vì vậy cần thay đổi từ từ để bạn có một thói quen lành mạnh khi đi ngủ
- Sử dụng rèm dày và tối màu đủ để che ánh sáng từ bên ngoài
- Tắt hết các thiết bị chiếu sáng trong nhà trước khi đi ngủ
- Hãy bắt đầu việc thiết lập giờ ngủ và giờ thức mỗi ngày
- Bỏ thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ khi chuẩn bị đi ngủ
- Nếu bạn buộc phải sử dụng thiết bị điện tử, hãy sử dụng kính ánh xanh để không làm giảm lượng melatonin
- Dậy sớm tập thể dục giúp cơ thể tỉnh táo
- Không uống rượu, cà phê trước khi đi ngủ
- Hãy thư giãn trước khi đi ngủ
- Để nhiệt độ phòng ở mức mát để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn
- Chuẩn bị gối và giường thoải mái để tận hưởng một giấc ngủ thoải mái
- Hạn chế việc ngủ trưa điều này giúp bạn vào giấc ngủ tối nhanh hơn
Bình luận của bạn