Tiên lượng sống của người bệnh Parkinson như thế nào?

Nếu kiểm soát bệnh tốt, người bệnh Parkinson vẫn có thể sống lâu như người bình thường

Run do bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Đừng chờ tới khi run tay chân mới nghĩ tới bệnh Parkinson!

Mắc bệnh Parkinson, uống thuốc Tây không cải thiện phải làm sao?

Bệnh Parkinson có làm giảm tuổi thọ không?

Bệnh Parkinson có gây tử vong không?

Mặc dù bản thân căn bệnh Parkinson không gây tử vong, nhưng các biến chứng liên quan có thể làm giảm tuổi thọ của một người trung bình từ 1 - 2 năm.

Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy, tỉ lệ sống sót của những người mắc bệnh Parkinson phụ thuộc rất nhiều vào dạng rối loạn Parkinson mà họ mắc phải. Theo đó, người mắc Parkinson nguyên phát/vô căn (hay bệnh không có nguyên nhân cụ thể), với chức năng nhận thức ổn định gần như vẫn có tuổi thọ như người bình thường, không mắc bệnh. Người mắc hội chứng Parkinson không điển hình (bao gồm chứng sa sút trí tuệ thể Lewy, liệt trên nhân tiến triển hay teo đa hệ thống) sẽ có tỉ lệ tử vong cao hơn người bình thường.

Các biến chứng liên quan có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Các biến chứng liên quan có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Ngoài ra, còn có mối tương quan giữa tỉ lệ tử vong và sự xuất hiện của một số triệu chứng bệnh Parkinson (ngoài trừ triệu chứng run tay chân); Rối loạn chức năng khứu giác; Giới tính (một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong cao hơn ở nữ giới mắc bệnh Parkinson).

Các triệu chứng và giai đoạn bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson được chia thành 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn 5 là trầm trọng nhất. Việc bước sang các giai đoạn nặng của bệnh có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, từ đó có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson.

Thông thường, các triệu chứng bệnh Parkinson diễn ra khá từ từ, đôi khi không đáng chú ý ở các giai đoạn đầu của bệnh. Các triệu chứng này có thể bao gồm: Run tay chân nhẹ, mất thăng bằng, chuyển động chậm chạp, có các cử động tự phát/không kiểm soát được.

Ở các giai đoạn nặng hơn, người bệnh Parkinson có thể biểu hiện các triệu chứng như: Dễ té ngã, gặp rắc rối trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày (như mặc quần áo, ăn uống), cứng khớp chân nghiêm trọng (khiến bạn gặp khó khăn trong việc đứng hoặc đi lại), ảo giác, thay đổi nhận thức (gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, ghi nhớ), sa sút trí tuệ, rối loạn tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, mất khứu giác/vị giác, có vấn đề về thị lực…

Khi bệnh Parkinson tiến triển đến giai đoạn 3, 4 và 5, nguy cơ bị té ngã của người bệnh có thể tăng lên, đặc biệt là khi khả năng giữ thăng bằng, khả năng vận động của người bệnh ngày càng tệ hơn.

 

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy người bệnh Parkinson có nguy cơ bị té ngã cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Những cú ngã nghiêm trọng có thể gây chấn thương, gãy xương. Trong một số ít trường hợp, té ngã nghiêm trọng còn có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, viêm phổi hít là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người bệnh Parkinson, chiếm tới khoảng 70% các ca tử vong ở người bệnh Parkinson. Theo đó, viêm phổi hít là tình trạng nhiễm trùng phổi do một người hít vào phổi thứ gì đó như vụn thức ăn, nước bọt, chất nôn, hoặc thậm chí là nước. Ở các giai đoạn bệnh Parkinson nặng, người bệnh có thể gặp khó khăn hơn khi nuốt thức ăn hay nước uống, từ đó khiến chúng dễ tràn vào phổi, gây viêm phổi.

Làm sao để cải thiện cơ hội sống cho người bệnh Parkinson?

Hiện bệnh Parkinson vẫn chưa thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc, thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị, thay đổi lối sống và thậm chí phẫu thuật có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, từ đó cải thiện cơ hội sống cho người bệnh.

Ở các giai đoạn đầu, người bệnh Parkinson nên tập trung vào việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn (bao gồm chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên), tập vật lý trị liệu, tham khảo dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược… để cải thiện triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khi bệnh Parkinson bắt đầu tiến triển nặng hơn, bạn có thể cần dùng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng run tay chân, cải thiện các rối loạn vận động. Trong các giai đoạn bệnh Parkinson nặng và các loại thuốc dần không còn hiệu quả, phương pháp kích thích não sâu có thể được tính đến.

Vi Bùi (Theo Healthline)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh