Người bị nghẹt mũi, đau họng nên tránh ăn gì?
Hướng dẫn xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bệnh đái tháo đường
Sự thật của những tin đồn về sức khỏe
Nhiều bệnh viện chưa đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân
Coi trọng dinh dưỡng để phòng và trị bệnh
Cà phê: Không nên uống cà phê nếu bạn mắc phải bất cứ căn bệnh nào, đặc biệt là bệnh dạ dày. Hợp chất caffeine trong cà phê là chất lợi tiểu, khiến bạn đi ngoài nhiều hơn và có thể dẫn đến mất nước.
Caffeine trong cà phê khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hơn
Trong khi đó, nếu cơ thể bạn đang phải chiến đấu với các loại virus hoặc nhiễm trùng, bạn cần nhận được đủ nước để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, theo Kristine Arthur – bác sỹ nội khoa tại Trung tâm Y tế Orange Coast Memorial tại California, Mỹ. Nếu bạn đang bị nôn mửa hay tiêu chảy, caffeine còn khiến bệnh tình của bạn trầm trọng hơn, vì bản thân những căn bệnh này cũng khiến người bệnh mất nước nghiêm trọng. Caffeine cũng có thể kích thích các cơ trong đường tiêu hóa và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên dữ dội hơn.
Cam: Không nên ăn cam nếu bạn đang bị ho hay đau họng. Vị chua, tính acid trong cam có thể mang tới cảm giác sảng khoái, nhưng nếu bạn bị ho hoặc cảm lạnh, nó có thể khiến cổ họng của bạn bị tổn thương. Cam chứa acid citric, có thể kích thích niêm mạc, khiến cổ họng của bạn càng dễ bị tổn thương hơn và mất nhiều thời gian để lành lại.
Người bị đau họng không nên ăn cam
Kẹo: Kẹo không tốt cho người ốm, đặc biệt là nếu bạn bị đau dạ dày. Ăn các loại thực phẩm chứa đường tinh luyện có thể làm gián đoạn khả năng chống lại vi khuẩn của các tế bào bạch cầu. Một vài giờ sau khi ăn vặt với bánh kẹo, ngũ cốc nhiều đường, hệ miễn dịch của bạn sẽ trở nên yếu hơn.
Bánh kẹo không tốt cho người bị đau dạ dày
Nó cũng khiến cơ thể khó chiến đấu với những vi khuẩn gây bệnh. Đường tinh luyện cũng gây ra nhiều vấn đề đối với những người mắc các bệnh về dạ dày.“Đường có thể kéo dịch ra khỏi đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng phân lỏng và gây tiêu chảy”, bác sỹ Arthur bổ sung.
Đồ uống có gas: Đồ uống có gas không tốt cho bệnh nhân mắc bất cứ căn bệnh nào, đặc biệt là bệnh dạ dày. Giống như cà phê, đồ uống có gas có chứa nhiều caffeine, dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Đồ uống có gas cũng có chứa nhiều đường, có thể làm ức chế hệ miễn dịch và làm ảnh hưởng xấu đế đường ruột của bạn.
Đồ uống có gas không tốt cho người mắc bệnh dạ dày
Bạn có thể uống những loại nước chứa ít đường hơn như nước dừa, thức uống thể thao… Nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, soda ăn kiêng.“Nhiều chất làm ngọn nhân tạo có chứa các phân tử khó phá vỡ và tiêu hóa”, điều đó có thể gây đầy bụng, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Nói cách khác, nó càng làm cho những triệu chứng dạ dày thêm nặng hơn.
Đồ ăn vặt giòn, xốp: Nên tránh ăn những món đồ ăn vặt giòn, xốp như khoai tây chiên, bánh mì nướng giòn… nếu bạn đang bị ho và đau họng. Những món ăn này có thể kích thích cổ họng của bạn, khiến bạn lâu khỏi bệnh.
Đồ ăn vặt giòn, xốp có thể kích thích cổ họng, gây ho và đau họng lâu hơn
Rượu: Bạn nên tránh uống rượu khi mắc phải bất cứ căn bệnh nào, đặc biệt là bệnh dạ dày. Rượu và các loại đồ uống có cồn là chất lợi tiểu khiến bạn dễ bị mất nước. Tình trạng mất nước và nồng độ cồn trong máu tăng cao khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hơn.
Đồ uống có cồn dễ gây mất nước
Đồ uống có cồn cũng đẩy nhanh hoạt động của hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy, theo bác sỹ Arthur.
Sữa: Ở một số người bị nghẹt mũi và sung huyết, uống sữa làm gia tăng chất nhầy ở cổ họng, khiến người bệnh càng thêm khó chịu, trong khi một số người khác không gặp phải những triệu chứng tương tự. Khi vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, sữa bò có thể cung cấp chất dinh dưỡng như lactose, khiến các vi khuẩn này phát triển nhiều hơn…
Đồ chiên rán hoặc nhiều chất béo: Không nên ăn đồ chiên rán nếu bạn đang bị đau dạ dày. Thực phẩm nhiều chất béo như hamburger, khoai tây chiên sẽ mất nhiều thời gian hơn để di chuyển xuống hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn và trào ngược acid.
Đồ chiên rán không tốt cho người bị đau dạ dày
Chúng cũng gây co thắt cơ đường ruột và khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn.
Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị: Nên tránh thực phẩm cay nóng nếu bạn bị chảy nước mũi. Ớt và các loại gia vị cay nóng có chứa hợp chất capsaicin có thể gây kích ứng đường mũi, khiến bạn lâu khỏi bệnh.
Bình luận của bạn