Lời khuyên duy trì sức khỏe xương sau tuổi 40

Thay đổi một số thói quen giúp tăng cường sức khỏe cho xương

Tiêu chí xây dựng chế độ ăn uống giúp xương chắc khỏe

Top 7 thực phẩm giàu vitamin K

5 thực phẩm giúp xương chắc khỏe bạn không nên bỏ qua

Thực phẩm giàu phospho nên có trong chế độ ăn hàng ngày

Vấn đề về xương sau 40 tuổi

Khi ngoài 40 tuổi, nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ tăng lên. Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao gặp các vấn đề xương như loãng xương làm giảm mật độ và chất lượng xương, dẫn đến yếu xương và gãy xương, đặc biệt là xương sống, hông và cổ tay.

Khảo sát cho thấy tại Ấn Độ, 19% phụ nữ bị viêm khớp sau tuổi 40. Phụ nữ cũng có xu hướng bị mất khối lượng xương khi lớn tuổi, do nồng độ hormone (estrogen và progesterone) của họ có sự thay đổi. Do đó, phụ nữ cần được bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình kiểm tra sức khỏe xương hàng năm, được khuyến nghị quét DEXA kiểm tra mật độ xương 5 năm một lần sau 45 tuổi.

Việc duy trì mật độ khoáng chất tốt cho xương sau khi 40 tuổi là rất quan trọng. Một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và từ bỏ thói quen sinh hoạt không lành mạnh đều rất cần thiết giúp xương chắc khỏe.

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Omkar Sadigale (Bệnh viện SRV Mumbai, Ấn Độ) chia sẻ những lời khuyên giúp bạn chăm sóc sức khỏe xương của mình sau tuổi 40.

Bổ sung calci

Calci là dưỡng chất thiết yếu trong chế độ ăn uống của tất cả mọi người. Bổ sung calci hàng ngày từ sữa, các loại rau lá xanh đậm và các sản phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn uống. Trường hợp dùng thực phẩm bổ sung calci, bạn nên tham khảo chuyên gia về loại phù hợp.

Nhận đủ ánh sáng mặt trời

Ánh nắng sáng sớm giúp bổ sung vitamin D tự nhiên

Ánh nắng sáng sớm giúp bổ sung vitamin D tự nhiên

Bạn nên đảm bảo mức vitamin D trong phạm vi khuyến nghị. Ăn các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng giúp bổ sung vitamin D từ chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm nắng mặt trời vào sáng sớm (trước 10h sáng) giúp cung cấp vitamin D tự nhiên.

Bỏ thuốc lá và rượu

Hút thuốc và uống rượu có thể làm xương yếu đi và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Những người hút thuốc và nghiện rượu nặng có khối lượng xương thấp hơn và dễ bị gãy xương. Do đó, bạn nên loại bỏ những thói quen không lành mạnh này.

Tập thể dục hàng ngày

Thừa cân hoặc thiếu cân đều là những yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Duy trì cân nặng tối ưu thông qua tập thể dục hàng ngày giúp duy trì sức khỏe của xương. Bạn có thể tham khảo đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập tạ hoặc yoga ít nhất 5 ngày một tuần, 30 phút mỗi lần.

Bổ sung đủ protein

Protein có vai trò quan trọng trong khối xây dựng của cơ thể, là thành phần không thể thiếu giúp xương chắc khỏe hơn. Bạn nên ưu tiên ăn trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, hạt và đậu lăng để cải thiện mật độ khoáng chất trong xương.

 
Nguyễn Thanh (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già