5 cách tăng cường sức khỏe đường ruột cho bé

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ tăng cường miễn dịch

8 bài tập tốt cho hệ tiêu hóa

Thói quen giúp thải độc cơ thể tự nhiên mỗi ngày

Thêm gia vị vào bữa ăn là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột

Loại rau tốt cho sức khỏe đường ruột của bạn

TS Erica Sonnenburg chuyên gia nghiên cứu về sinh vật và cơ thể con người (Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ), đồng tác giả của cuốn sách "The Good gut: Taking control of your weight, your mood, and your long-term health" (Sức khỏe đường ruột tốt: Kiểm soát cân nặng, tâm trạng và sức khỏe lâu dài của bạn) chia sẻ một số biện pháp tăng cường sức khỏe đường ruột cho trẻ.

Nuôi vi khuẩn tốt (hay lợi khuẩn)

Hệ vi sinh vật đường ruột phát triển mạnh nhờ chất xơ, carbs phức hợp có trong thực vật. Nghiên cứu cho thấy một vi khuẩn đường ruột đang đói sẽ ăn chất nhầy (lớp lót và bảo vệ thành trong của ruột), dần dần có thể dẫn đến tình trạng viêm, các rối loạn tự miễn dịch như bệnh viêm ruột, dị ứng và hen suyễn.

Cho trẻ ăn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu giúp cân bằng sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột.

Bạn có thể dạy trẻ rằng chúng ta đều có một "thú cưng" tên là vi khuẩn sống trong cơ thể cần được chăm sóc. Mỗi khi bạn muốn trẻ ăn rau hay trái cây, bạn hãy nói rằng "thú cưng" đang rất đói và sẽ rất vui khi được ăn rau. Như vậy, trẻ có thể ăn nhiều rau, trái cây hơn.

Bổ sung vi khuẩn

Sữa chua giúp trẻ tăng lợi khuẩn cho đường ruột

Sữa chua giúp trẻ tăng lợi khuẩn cho đường ruột

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Georgetown (Washington, Hoa Kỳ), việc bổ sung những lợi khuẩn, điển hình vi khuẩn tốt trong nhiều loại sữa chua hoặc thức uống lên men từ sữa kefir có thể giảm tần suất ốm ở trẻ em, đặc biệt là viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Bạn nên tập cho trẻ ăn sữa chua không đường. Thời gian đầu có thể thêm 1 thìa siro cây phong vào sữa chua không đường, sau đó giảm dần. Nhiều loại sữa chua được bán cho trẻ em có chứa đường hoặc các loại như bánh quy phủ sữa chua, hay nước sốt salad làm từ sữa chua thường không chứa vi khuẩn sống hay lợi khuẩn. 

Cẩn thận trong việc khử trùng

Bậc cha mẹ thường muốn bảo vệ con mình khỏi các vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nếu bằng cách khử trùng mọi thứ mà con chạm vào, chúng ta cũng làm giảm sự tiếp xúc của trẻ với lợi khuẩn tốt cần thiết cho đường ruột của chúng. Bạn có thể chuyển các sản phẩm tẩy rửa mạnh, chứa chất tẩy trắng sang các sản phẩm tự nhiên.

Bạn có thể không nhất thiết để trẻ phải rửa tay quá nhiều, nhưng nếu trẻ vừa tiếp xúc với những nơi có khả năng chứa nhiều virus và vi khuẩn thì việc rửa tay trước khi ăn là bắt buộc.

Tránh dùng kháng sinh không cần thiết

Kháng sinh có thể giúp con bạn nhanh khỏi bệnh bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại, nhưng cũng đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn trong hệ vi sinh. Sử dụng kháng sinh về lâu dài sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của trẻ, làm mất cân bằng hệ vi sinh. Cha mẹ và bác sĩ nhi khoa chỉ cho trẻ uống thuốc kháng sinh cho những bệnh cần thiết.

Cho trẻ ôm thú cưng

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA gợi ý rằng việc những trẻ sơ sinh khỏe mạnh tiếp xúc với động vật (như chó, mèo) trong thời kỳ sơ sinh làm giảm nguy cơ dị ứng và ít có khả năng mắc bệnh hen suyễn trước khi lên 6 tuổi. Cha mẹ cũng có thể cho con tham gia các hoạt động vui chơi trong vườn, tiếp xúc cây cỏ, giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch.

 
Nguyễn Thanh (Theo Parents)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ