Mẹo chế biến thức ăn thừa sau Tết ngon và an toàn

Nhiều gia đình gặp tình trạng ăn đồ thừa liên miên sau Tết

Gà sốt me chua ngọt đưa cơm

Tối nay ăn gì: Trộn salad thịt gà cho hè bớt nóng

Cách ăn bánh chưng khỏi ... mang bệnh

Bảo quản thức ăn thừa: Cách nhận biết thực phẩm bị hỏng

Chế biến bánh chưng thừa

- Bánh chưng luộc hoặc hấp: Nếu bánh chưng bị lại gạo (hay khô cứng) bạn có thể đem luộc hoặc hấp lại bánh (nên bóc vỏ bánh nếu hấp) để có thể dùng nóng.

- Bánh chưng rán dầu: Nếu bánh chưng đổ nhớt mà không có mùi chua hay nổi váng mốc và không bị đắng thì bạn có thể tận dụng bằng cách rán hay chiên vàng bánh chưng với dầu. Nếu bánh chưng bị khô thì bạn có thể hấp lại trước khi rán, ăn với củ kiệu, dưa món, tương ớt hoặc nước mắm chua ngọt để đỡ ngấy.

- Bánh chưng rán không dầu: Còn gọi là bánh chưng rán bằng nước lọc. Cách làm: Cắt bánh chưng thành miếng nhỏ. Cho vào chảo chống dính 1 cốc nhỏ nước lọc và thả bánh vào đun cùng. Khi nước sôi, lấy thìa dầm nhuyễn bánh và dàn đều khắp chảo. Khi nước cạn thì hạ nhỏ lửa, lật để rán vàng giòn 2 mặt, bỏ ra đĩa, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

Chế biến thịt gà thừa

- Thịt gà rang: Chặt gà thành miếng vừa ăn, ướp thịt gà với gừng băm, nước mắm, muối, hạt nêm và đường rồi trộn đều. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo và đun nóng, thêm gừng thái sợi, sau đó cho gà vào chảo đảo đều. Khi thịt gà săn, thêm một chút nước, hạ lửa nhỏ và đảo đến khi nước gà cạn, sền sệt thì tắt bếp, thêm lá chanh để tạo thêm hương vị.

- Nếu có thời gian và gà còn thừa nhiều, bạn có thể lọc lấy thịt cho vào hộp kín rồi cấp đông (-18 độ C) hoặc để vào ngăn lạnh sâu (0 độ C) để giữ hương vị và dùng làm nguyên liệu cho các món súp gà măng tây, bún gà, phở gà, cháo gà, xôi gà, các món gỏi gà, nộm gà với các loại rau củ trong nhà có sẵn, hoặc chế biến món gà nấu nấm bổ dưỡng.

- Ruốc gà (chà bông): Nếu gà dư quá nhiều, bạn có thể xé sợi thịt gà thật nhuyễn và làm món ruốc (chà bông) để ăn dần.

Chế biến giò chả thừa

Giò thừa sau Tết là tình trạng của của không ít gia đình

Giò thừa sau Tết là tình trạng của của không ít gia đình

- Ăn kèm bánh mỳ: Với các món chả lụa, chả bò, thịt nguội, lạp xưởng… bạn có thể mua thêm bánh mì hoặc bánh ướt về và làm bữa sáng cho cả nhà.

- Thêm vào món bún, phở, miến: Lấy giò lụa ra thái chỉ, cùng với thịt gà xé nhỏ để cho vào các món bún, miến, phở dùng trong bữa sáng.

- Món nem cuốn: Bạn có thể thái mỏng, dài vừa đủ làm một trong những nguyên liệu trong món nem cuốn (bên cạnh trứng rán, thịt luộc, dưa chuột, cà rốt thái sợi...) đổi vị sau Tết cho gia đình.

- Giò rim nước mắm: Thái giò thành các miếng mỏng vừa ăn và đem rim nước mắm, cho chút hạt tiêu, ăn với cơm nóng.

Đầu và vỏ tôm

Bạn có thể tận dụng đầu và vỏ tôm bằng cách:

- Đầu tôm tươi xay và lọc (giống như cua xay), nấu canh với bầu/bí băm/thái sợi rất ngon và ngọt, gạch tôm và thịt tôm cũng nổi lên mặt bát canh nhìn rất hấp dẫn.

- Sấy sơ đầu tôm ở 150 độ trong 20-30p đến khi thấy đầu tôm khô hết nước và đỏ au. Đem đầu tôm đi nấu lấy nước dùng cho các món như: Thêm vào nồi nước gà khi nấu canh bóng, hoặc nước bún thang thay cho nước đầu tôm he; Nấu đầu tôm đã sấy với củ cải, su hào, cà rốt thành một loại nước dùng rất ngọt và thanh...

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng