Biện pháp tăng nồng độ serotonin để cải thiện tâm trạng

Nồng độ serotonin thấp ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần lẫn thể chất

Chocolate nóng thơm mùi bơ lạc

Xu hướng cải thiện tâm trạng với thực phẩm chức năng

7 thực phẩm giúp tăng cường serotonin

6 thực phẩm bạn nên ăn để cảm thấy hạnh phúc hơn

Tác dụng của serotonin với cơ thể

Serotonin là một trong 4 "hormone hạnh phúc", giúp đem tới cảm xúc tích cực cho con người. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tinh thần. Không chỉ giúp ổn định tâm trạng, serotonin còn tham gia điều hòa giấc ngủ, trí nhớ, ăn uống và hệ tiêu hoá. 

Serotonin được tiết ra tại não bộ, sau đó đi tới các thụ thể trên khắp cơ thể để làm nhiệm vụ của mình. Khi cơ thể thiếu serotonin, bạn có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm. Do đó, hormone này cũng là thành phần thường thấy trong các loại thuốc chống trầm cảm.

 

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ serotonin trong cơ thể thấp hơn vào mùa đông khi có ít ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, một số yếu tố như thiếu hụt dinh dưỡng, do di truyền hoặc tác dụng phụ của thuốc… cũng làm serotonin suy giảm.

Biện pháp tăng nồng độ serotonin tự nhiên

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn cải thiện nồng độ serotonin. Việc vận động thể chất giúp cơ thể tiết ra nhiều hormone có lợi cho tâm trạng, trong đó có serotonin. Nghiên cứu cho thấy, serotonin được sản xuất trong quá trình luyện tập còn giúp kiểm soát cảm giấc mệt mỏi.

Để tăng hiệu quả này, bạn có thể tập thể dục ngoài trời đều đặn hoặc đ bộ vào buổi sáng.

Ăn thực phẩm giàu tryptophan

Có thể tăng mức serotonin của cơ thể nhờ các thực phẩm giàu tryptophan

Có thể tăng mức serotonin của cơ thể nhờ các thực phẩm giàu tryptophan

Một số thực phẩm giàu tryptophan giúp bạn cải thiện tâm trạng hiệu quả. Lý do là bởi cơ thể cần acid amino tryptophan để tổng hợp serotonin. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh của bạn nên có những thực phẩm có lợi với sức khỏe thần kinh như: Yến mạch, chuối, trứng, cá hồi, đậu phụ, thịt gia cầm, các loại hạt hạch…

Ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn diện của bạn, đặc biệt là chức năng não bộ. Thiếu ngủ nhiều ngày còn có thể làm giảm nồng độ serotonin.

Do serotonin có mối quan hệ hai chiều với giấc ngủ, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để cải thiện nồng độ "hormone hạnh phúc" này.

Tăng cường giao lưu xã hội

Trải nghiệm vui vẻ, lành mạnh với bạn bè cũng giúp cải thiện nồng độ serotonin

Trải nghiệm vui vẻ, lành mạnh với bạn bè cũng giúp cải thiện nồng độ serotonin

Dành thời gian cho những người bạn yêu quý cũng giúp tăng serotonin một cách tự nhiên. Bạn có thể tham gia vào những cuộc trò chuyện thú vị, thực hiện những sở thích chung cùng người thân, bạn bè.  

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn có tâm trạng vui vẻ, tích cực hơn. Nếu bạn gặp những vấn đề như lo âu, buồn bã, mất ngủ kéo dài, hãy đi khám tại các cơ sở y tế uy tín trước khi sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng cải thiện tâm trạng.

Quỳnh Trang (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh