Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

Nên bổ sung chất dinh dưỡng nào để tăng cường miễn dịch?

Fucoidan - món quà sức khỏe từ biển giúp tăng miễn dịch, ngừa ung thư

Vai trò của dược liệu và hoạt chất sinh học trong việc phòng ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch

Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe

5 lưu ý giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh

Kẽm

Kẽm hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch theo nhiều cách. Thực tế, kẽm giúp cơ thể thực hiện hàng trăm chức năng cần thiết. Kẽm là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch tự nhiên. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của một số tế bào quan trọng có chức năng tấn công các vật thể lạ.

Các thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn gồm hạt bí ngô, hàu, động vật có vỏ, các loại đậu hạt, ngũ cốc.

Selen

Stress oxy hóa xảy ra do sự gia tăng các gốc tự do, làm mất đi sự cân bằng vốn có giữa chất chống oxy hóa và gốc tự do trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến nhiều mô, lâu dần dẫn đến một số bệnh. Selen là chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể "dọn dẹp" gốc tự do, giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Nồng độ selen trong máu tăng lên có liên quan đến tăng cường đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, thiếu selen gây hại cho chức năng tế bào miễn dịch và làm chậm tốc độ phản ứng miễn dịch.

Thực phẩm giàu selen gồm các loại hạt, rau bina, trứng.

Vitamin D

Lượng vitamin D mà cơ thể hấp thu rất cần thiết để hỗ trợ cơ thể phục hồi. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc tăng khả năng tự miễn (nguy cơ bệnh tự miễn) và tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng.

Để cung cấp vitamin D cho cơ thể, bạn nên dành khoảng 20 phút mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (tắm nắng) vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh giờ nắng cao điểm. Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D như lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, cá trích, cá mòi...

Sắt

Thiếu sắt là tình trạng phổ biến, WHO ước tính có gần 70% dân số thế giới bị thiếu sắt và khoảng 25-30% bị thiếu máu do thiếu sắt. Trong khi, sắt là một thành phần thiết yếu trong cả quá trình tăng sinh và trưởng thành của tế bào lympho (những tế bào miễn dịch có liên quan đến phản ứng cụ thể với nhiễm trùng).

Thực phẩm chứa nhiều sắt nên ăn gồm trái cây, rau lá xanh, các loại đậu, thịt đỏ, hạt bí ngô, các loại ngũ cốc.

Vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường sản xuất các tế bào lympho và thực bào, những tế bào bạch cầu bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Cơ thể cũng cần vitamin C để hấp thu sắt.

Thực phẩm giàu vitamin C gồm ổi, ớt chuông đỏ, cải xoăn, súp lơ, đu đủ...

 
Nguyễn Thanh (Theo Food Matters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp