Có cách nào xóa bỏ nọng cằm?

Nọng cằm khiến khuôn mặt kém thon gọn

Đằng sau trào lưu nước gạo giảm cân

Bất ngờ với loạt lợi ích khi ăn dứa vào mùa Hè

4 mẹo ăn uống giúp bạn cắt giảm tới 300 calo/ngày

5 món ăn nhẹ tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân

Nguyên nhân dẫn tới gương mặt “hai cằm”

Thông thường, nọng cằm là biểu hiện mỡ thừa tích tụ ở vùng mặt và cằm. Theo các chuyên gia, đây là vấn đề thường gặp do thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, còn có yếu tố liên quan đến di truyền khiến một số người có đường viền xương hàm tròn trịa hơn bình thường dù không thừa cân. Vùng da chảy xệ cũng có thể tạo ra hiệu ứng trông như thể bạn có “hai cằm”.

Làm thế nào để loại bỏ nọng cằm?

Theo chuyên gia Chris Dempers – Chủ nhiệm Khoa Sức khỏe và Thể dục, Bệnh viện Martin thuộc hệ thống Cleveland Clinic (Mỹ), bạn nên tránh tìm tới các phương pháp “hứa hẹn” có thể xử lý nọng cằm nhanh chóng. Không có biện pháp cấp tốc nào có thể giúp lấy đi nọng cằm, hoặc làm "tan mỡ nọng cằm" qua đêm.

Chuyên gia Dempers khuyến nghị, cách duy nhất để loại bỏ nọng cằm là tập thể dục, ăn uống lành mạnh hoặc phẫu thuật. Ngay cả việc phẫu thuật cũng đòi hỏi thời gian phục hồi lâu dài.

Chế độ ăn lành mạnh

Thực đơn ăn uống khoa học giúp giảm cân hiệu quả, an toàn, từ đó góp phần kiểm soát nọng cằm

Thực đơn ăn uống khoa học giúp giảm cân hiệu quả, an toàn, từ đó góp phần kiểm soát nọng cằm

Giảm cân là cách tốt nhất để “tạm biệt” nọng cằm. Thực phẩm bạn bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giảm cân. Theo đó, chuyên gia Dempers gợi ý bạn không nên kiêng khem quá mức, mà hãy chú tâm tới hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Chế độ ăn kiêng giảm cân vẫn cần cung cấp tối thiểu 1.200 calo mỗi ngày.

Tăng cường ăn thực phẩm giàu dưỡng chất như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, protein và chất béo lành mạnh. Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho chức năng não bộ cũng như sức khỏe tối ưu.

Tập thể dục

Kết hợp với ăn uống có chủ đích (ăn trong chánh niệm) là chế độ tập luyện. Tập thể dục giúp đốt cháy mỡ thừa toàn thân, từ đó có thể giúp bạn cải thiện vóc dáng và có khuôn mặt thon gọn hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng các dụng cụ tập xương hàm. Chỉ cần cắn chặt hàm răng vào dụng cụ sẽ giúp cải thiện các nhóm cơ ở mặt và hàm.

Bên cạnh đó, có một số bài tập giúp bạn tác động tới riêng cơ bắp và mỡ thừa trên vùng cằm và cổ. Cải thiện vùng cơ ở cổ giúp phần nọng cằm trông không còn “quá khổ”.  

1. Rụt cằm (Chin Tuck)

Động tác rụt cằm giúp cải thiện tình trạng hai cằm

Động tác rụt cằm giúp cải thiện tình trạng "hai cằm"

  • Đứng hoặc ngồi thẳng.
  • Dùng ngón trỏ chạm nhẹ lên cằm.
  • Giữ nguyên vị trí ngón trỏ. Đẩy đầu và cổ về phía sau, di chuyển nhẹ nhàng. Bạn sẽ thấy cằm lùi về sau cách ngón trỏ ban đầu một khoảng.
  • GIữ tư thế này 10 giây. Sau đó từ từ di chuyển đầu và cằm về vị trí ban đầu tới khi chạm vào tay.
  • Lặp lại động tác này tổng cộng 10 nhịp. Mỗi ngày tập 5-7 lần.

2. Động tác vươn cổ

Tập động tác này giúp cải thiện các cơ vùng cổ

Tập động tác này giúp cải thiện các cơ vùng cổ

  • Đứng hoặc ngồi thẳng.
  • Hơi ngả đầu về phía sau tới khi mắt nhìn được lên trần nhà. Tiếp theo đó, chu môi lại như động tác hôn. Giữ 5-10 giây.
  • Lặp lại động tác này tổng cộng 15 nhịp. Mỗi ngày tập 2 lần.
  • Động tác xoay cổ
  • Đứng hoặc ngồi thẳng.
  • Cúi gập đầu sao cho cằm hướng về phía ngực. Sau đó từ từ xoay cổ theo chiều kim đồng hồ thành một hình tròn. Lưu ý giữ vai thả lỏng (không so vai) trong suốt quá trình tập.
  • Lặp lại động tác này 10 lần.

Chuyên gia Dempers nhấn mạnh, các phương pháp này không thể khiến nọng cằm biến mất hoàn toàn, nhưng có thể giúp các cơ bắp vùng đầu và cổ mạnh mẽ. Khi bắt đầu các bài tập này, bạn cũng nên tập vừa sức, không để dẫn tới căng cơ hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.

Các can thiệp y tế giúp loại bỏ nọng cằm

Nếu chế độ ăn và tập thể dục không giúp bạn lấy lại đường quai hàm rõ nét, bạn có thể tìm tới các bệnh viện uy tím, có khoa chỉnh hình – thẩm mỹ để thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật loại bỏ mỡ ở dưới cằm và cổ, căng da cổ…

Cần lưu ý, phẫu thuật can thiệp “dao kéo” đi kèm nguy cơ biến chứng hoặc các tai biến do thuốc gây mê. Sau phẫu thuật, người bệnh cần quấn băng, thậm chí là đeo đai nâng đỡ cằm, vết mổ cần từ 2 tuần tới vài tháng mới lành hoàn toàn. 

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp