Cách nấu canh cua mồng tơi mướp thanh mát, giải nhiệt ngày Hè

Canh cua mồng tơi mướp chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là calci tốt cho sức khỏe.

Tối nay ăn gì: Canh chua cá hồi

Nấu canh cà bung cho ngày trở lạnh

Nấu canh tôm thực dưỡng tăng đề kháng cho cả gia đình

Bồi bổ cho cả nhà với món canh gà ngọt thơm

Nguyên liệu làm món canh cua mồng tơi mướp

- Cua đồng: 200gr

- Rau mồng tơi: 300gr

- Mướp: nửa quả hoặc 1 quả nhỏ

- Các gia vị thông dụng: nước nắm, muối

Nên chọn cua cái vì chúng sẽ có nhiều gạch hơn.

Nên chọn cua cái vì chúng sẽ có nhiều gạch hơn.

Cách làm canh cua mồng tơi mướp

1. Sơ chế nguyên liệu

- Cua đồng mua về đem ngâm với nước khoảng 30 phút để nhả hết bùn đất. Dùng bàn chải chà kỹ và rửa sạch. Tiến hành lột phần mai, lấy gạch cho ra bát. Phần thân cua cho vào xay, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã. Bạn nên lọc đi lọc lại nhiều lần để nước cua không còn cặn.

 

- Rau mồng tơi nhặt lấy phần ngọn và phần lá tươi, bỏ phần gốc, lá già và lá vàng. Tiếp đó rửa sạch rau mồng tơi rồi cho ra rổ để ráo, cắt nhỏ.

- Mướp bào vỏ, rửa sạch rồi dùng dao cắt xéo thành các miếng nhỏ vừa ăn.

2. Nấu canh

- Cho nước cua đã lọc vào nồi và đặt lên bếp, đun với lửa nhỏ để thịt cua kết lại.

- Khi nước sôi, cho gạch cua và mướp vào nồi trong vài phút, tiếp đến là rau mồng tơi. Khi đun, các bạn không đậy nắp, nêm nếm mắm muối vừa ăn. Chú ý cho rau vào nồi các bạn đè rau xuống trước, không khuấy.

Nồi canh đã chín, các bạn tắt bếp, múc ra bát tô để canh nguội dần. Như vậy, ta đã có món canh cua rau mồng tơi mướp hấp dẫn, vị ngọt của mướp, của rau mồng tơi kết hợp với riêu cua giúp cho món canh không chỉ thơm ngon mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn có thể thay thế mồng tơi bằng rau ngót, rau đay cũng rất ngon và hấp dẫn

Bạn có thể thay thế mồng tơi bằng rau ngót, rau đay cũng rất ngon và hấp dẫn

Khi dùng món canh cua mồng tơi mướp, bạn cần hạn chế uống trà và ăn quả hồng vì protein trong thịt cua kết hợp cùng tannin trong trà, quả hồng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, khó tiêu,…

Những người bị bệnh về huyết áp, tim mạch, phụ nữ mang thai, trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhân vừa hồi phục sau điều trị… cũng nên hạn chế ăn thịt cua đồng. Cua có tính hàn cùng lượng protein cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như gây viêm, sưng hoặc làm bệnh trở nên khó trị hơn.

Thu Phương (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng