Cách đối phó với cảm giác lo lắng khi chờ đợi kết quả kiểm tra y tế

Lo lắng khi đi khám có thể xảy ra ở nhiều bệnh nhân khi thực hiện các kiểm tra y tế.

Thức dậy sớm vào buổi sáng giúp nâng cao sức khỏe tinh thần

Tiếng ồn quá mức có khiến bạn căng thẳng và lo lắng?

Thử ngay kỹ thuật đơn giản 5-4-3-2-1 để vơi bớt căng thẳng, xoa dịu âu lo

6 mẹo giúp bạn kiểm soát lo lắng, rối loạn lo âu

Vài tháng trước, vợ chồng Maxwell Strachan, phóng viên của báo The New York Times (Mỹ), đã tìm đến bác sĩ sản phụ khoa để được hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, trong quá trình siêu âm, bác sĩ đã nhận thấy có một khối u lớn, chưa rõ bản chất, ở vùng bụng dưới, gần buồng trứng của vợ anh.

Bác sĩ đã trấn an vợ chồng anh và đề nghị chụp cộng hưởng từ MRI (một chẩn đoán hình ảnh an toàn và không đau, cung cấp hình ảnh chi tiết về các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể) để tìm hiểu thêm về khối u. Dù vậy, Maxwell Strachan vẫn rất lo lắng vì sợ đó có thể là u xơ tử cung, hoặc một dạng u nang nguy hiểm. Sau hai tuần chờ đợi, kết quả cho thấy vợ anh bị u xơ tử cung, mặc dù khối u khá lớn nhưng may mắn là vẫn có thể điều trị được.

Trút bỏ được gánh nặng lo âu về khả năng mắc phải bệnh ung thư, Maxwell Strachan nhớ lại cảm giác khi phải chờ đợi kết quả kiểm tra và ước rằng bản thân có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

Theo các chuyên gia, chờ đợi kết quả kiểm tra y tế là một trải nghiệm phổ biến và thường gây nhiều lo lắng cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy giai đoạn này có thể khó khăn tương đương, thậm chí là hơn cả việc nhận kết quả chẩn đoán xấu. Sự lo lắng này, đặc biệt trong lĩnh vực ung thư, thường được biết đến với cụm từ "scanxiety" (nỗi lo âu trước các lần chụp chiếu, xét nghiệm tầm soát ung thư).

Dưới đây là một số lời khuyên từ các nhà trị liệu và bác sĩ để giúp bạn ứng phó tốt hơn với những tình huống tương tự:

1. Tập trung vào một hoạt động khác

Khi đối diện với cảm giác hồi hộp hay lo lắng, nhiều người thường tìm cách xao nhãng tâm trí bằng những hoạt động như xem TV, nghe nhạc. Tuy nhiên, theo TS. Kate Sweeny, giáo sư tâm lý học tại Đại học California (Mỹ), việc cố gắng lơ đãng, tìm mọi cách để không suy nghĩ đến vấn đề đang gặp phải thường không hiệu quả khi chờ đợi một tin tức quan trọng.

Thay vào đó, bạn hãy tìm một hoạt động giúp bạn tập trung cao độ vào hiện tại, ví dụ như tập thể dục, đọc sách, chơi đùa với thú cưng... TS. Kate Sweeny cho biết, các hoạt động này giúp thu hút sự chú ý và tạo ra sự xao nhãng tích cực, một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với lo âu khi chờ đợi.

2. Ngừng tìm kiếm thông tin về bệnh trên mạng

Các chuyên gia đều thống nhất rằng việc tìm kiếm thông tin y tế trên mạng thường chỉ khiến bạn thêm lo lắng. Ngay cả TS. Mikkael A. Sekeres, trưởng khoa huyết học tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Sylvester ở Miami (Mỹ), cũng tránh tự tìm kiếm thông tin trên mạng khi chờ kết quả kiểm tra của mình.

Tiến sĩ Sekeres giải thích rằng ông hiểu rõ giới hạn kiến thức của bản thân và tin tưởng vào chuyên môn của bác sĩ điều trị. Ông nói: "Tôi không muốn tỏ ra am hiểu về một lĩnh vực mà tôi không thực sự có chuyên môn".

3. Trao đổi và lập kế hoạch rõ ràng với bác sĩ

TS. Ashwini Nadkarni, bác sĩ tâm thần tại Mass General Brigham (Mỹ), khuyên rằng khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, bạn nên đề nghị cùng bác sĩ xây dựng kế hoạch cụ thể. Hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ về lý do thực hiện xét nghiệm, cách thức tiến hành, thời gian nhận kết quả và các khả năng kết quả có thể xảy ra. Điều này giúp bạn nắm rõ tình hình và sẵn sàng đối mặt với mọi khả năng. Tiến sĩ Sekeres cũng khuyên nên tìm hiểu về các khả năng, từ tình huống tốt nhất đến xấu nhất, để có sự chuẩn bị tâm lý.

Nếu bạn có bất kỳ nỗi lo lắng về kiểm tra y tế nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và có biện pháp đối phó hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ nỗi lo lắng về kiểm tra y tế nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và có biện pháp đối phó hiệu quả.

4. Đừng cảm thấy tồi tệ nếu không có gì hiệu quả

Nếu các biện pháp giảm căng thẳng trên không hiệu quả, cũng đừng quá lo lắng. Một nghiên cứu của TS. Sweeny trên 230 sinh viên đang chờ kết quả thi cho thấy các cơ chế đối phó với căng thẳng thường không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí đôi khi còn phản tác dụng. Tuy nhiên, điều thú vị nhất là những người lo lắng nhất, lại có khả năng ứng phó tốt nhất với kết quả, dù tốt hay xấu.

 
Việt An (Theo The New York Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp