Có cách nào để giảm cơn đau do gout tại nhà?
Mẹo hỗ trợ giảm cơn đau gout hiệu quả
Mách bạn các biện pháp cải thiện bệnh gout ngay tại nhà
Tăng acid uric máu: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, an toàn
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ thúc đẩy thận đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu, từ đó ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp. Để tăng hương vị, bạn có thể thêm 2 quả chanh tươi vào 2 lít nước mỗi ngày. Nước chanh có khả năng hỗ trợ đào thải acid uric tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh gout cần hạn chế uống rượu, bia và các đồ uống có cồn khác vì chúng có thể làm tăng acid uric trong máu.
Lưu ý: Người mắc chứng suy tim sung huyết hoặc bệnh thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng nước uống.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến các cơn đau gout. Người bị gout nên hạn chế các thực phẩm chứa purine, thường có nhiều trong thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật. Chế độ ăn nhiều purine khiến nồng độ acid uric máu tăng cao, lắng đọng tại các khớp và gây nên những cơn đau nhức. Bạn vẫn có thể ăn trứng và thịt, lưu ý không quá 150g/ngày.
Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong các loại hạt như đậu nành, lạc, hạt óc chó… Bổ sung thêm vitamin, chất xơ, khoáng chất có trong rau củ quả.
Chườm đá
Chườm đá vào khớp có thể giúp giảm triệu chứng sưng đau, tấy đỏ khớp do gout. Bạn bọc đá trong chiếc khăn mỏng và chườm lên khớp khoảng 15-20 phút mỗi lần, mỗi ngày thực hiện vài lần để sẽ giúp cải thiện đau gout.
Kê cao các khớp bị ảnh hưởng
Bệnh gout có thể gây đau và sưng tấy, đặc biệt là ở bàn chân, bàn tay, đầu gối và mắt cá chân. Để giảm sưng, bên cạnh chườm đá, bạn có thể kê cao các khớp bị ảnh hưởng để giảm lưu lượng máu dồn về khớp.
Tránh những thay đổi đột ngột
Người bệnh gout nên tránh những thay đổi đột ngột như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc tâm lý, căng thẳng quá mức... vì đây là những tác nhân chuyển acid uric thành dạng muối urat bền vững. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh gout trở nên nặng nề hơn.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ cải thiện cơn đau gout
Như vậy, bên cạnh sử dụng thuốc, các triệu chứng bệnh gout có thể được cải thiện tại nhà nhờ chế độ sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc đúng cách. Để hỗ trợ giảm đau gout hiệu quả, đồng thời ngăn nguy cơ tái phát cơn gout cấp, người bệnh cần tìm cho mình giải pháp giúp ổn định chỉ số acid uric máu.
Nổi bật hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả. Nghiên cứu tại trường Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014 chứng minh: Trạch tả có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu và hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được kết hợp bởi nhiều dược liệu quý giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau khi cơn gout cấp xuất hiện.
Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, người mắc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống, vận động khoa học. Ngoài ra, duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính trạch tả giúp ngăn chặn cơn gout tái phát hiệu quả.
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gout
Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU
Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169
Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn