- Chuyên đề:
- Suy nhược thần kinh
Mọi người thường nghĩ nhiều khi họ ở một mình và vào ban đêm
Bà bầu dùng thuốc trầm cảm, con có nguy cơ cao bị rối loạn ngôn ngữ
Trầm cảm ở nam giới và nữ giới khác nhau như thế nào?
Biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố làm tăng nguy cơ trầm cảm
5 dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường bị bỏ qua
Giáo sư, tiến sỹ, nhà tâm lý học Susan Nolen-Hoeksema - Đại học Yale trả lời:
Những người bị trầm cảm thường phải trải qua một quá trình được gọi là sự nghiền ngẫm lại – khi họ liên tục nhớ về những sự kiện và vấn đề mà họ quan tâm trong quá khứ, thử tưởng tượng đến kết quả khác nhau của các sự việc.
Do những bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng tập trung vào những sự kiện tiêu cực (chẳng hạn như những xung đột với bạn bè), sự nghiền ngẫm này có thể gây ra cảm giác trầm cảm và lo âu.
Mọi người thường có xu hướng nghĩ nhiều khi họ ở một mình và không bị sao nhãng, đặc biệt là vào ban đêm. Sự mệt mỏi vào thời điểm cuối cùng trong ngày cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy thất vọng và xuống tinh thần nhiều hơn.
Làm sao để vượt qua nỗi chán nản và muộn phiền?
Để ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực vào ban đêm, bạn nên:
1. Tham gia vào các hoạt động giúp bạn suy nghĩ tích cực: Bạn có thể tham gia vào những hoạt động yêu thích. Về cơ bản là tìm cách lấp đầy tâm trí với suy nghĩ tích cực, sao cho những điều tiêu cực không tăng lên và chiếm lấy suy nghĩ của bạn.
2. Tìm cách giải quyết vấn đề: Những người hay nghiền ngẫm lại thường có xu hướng không chỉ nghĩ về kỷ niệm trong quá khứ mà còn băn khoăn về những điều như: “Tại sao điều này luôn xảy đến với tôi?”, “Tại sao tôi không thể giải quyết được chúng?”… Những kiểu suy nghĩ này có thể dẫn đến cảm giác rằng, họ không thể thực hiện được điều gì để giải quyết các vấn đề hiện tại.
Do đó, nếu vấn đề xảy ra, bạn nên suy nghĩ rõ ràng và xác định các bước cần làm để khắc phục chúng. Nó có thể đơn giản là gọi điện thoại cho bạn bè nhờ sự giúp đỡ và thảo luận để cùng tìm ra giải pháp. Điều này giúp bạn bình tĩnh hơn và cảm thấy bớt bất lực hơn.
Nếu những kế hoạch kể trên không giúp giải quyết vấn đề, một loại hình trị liệu tâm lý học gọi là Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) cũng có thể là phương pháp giúp giải quyết tình trạng của bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì, kết hợp với cao táo nhân, cao hồng táo, cao viễn chí, cao ngũ vị tử, uất kim… sản phẩm giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh; Cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, trầm cảm, lo âu, stress, bồn chồn; Giúp tăng cường sức khỏe thần kinh trong hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh; Cải thiện sức khỏe của cơ thể, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, khó tập trung và suy nhược thần kinh.
Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức mình mẩy, bồn chồn, đánh trống ngực.
Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt.
XNQC: 1198/2015/XNQC-ATTP
*sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn