Phi hành gia kiêng ăn gì khi bay vào vũ trụ?

Phi hành gia Chris Hadfield trên Trạm Vũ trụ Quốc tế khi tham gia đoàn thám hiểm 34 - Ảnh: NASA

Những bài tập tốt nhất cho trẻ bị viêm khớp vị thành niên

Thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Cách loại bỏ chất lectin trong một số thực phẩm quen mặt

Muốn tóc mọc chắc khỏe nên ăn những thực phẩm nào?

Theo chuyên gia thực phẩm Vickie Kloeris – người từng giữ vị trí quản lý hệ thống thực phẩm ngoài không gian cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), thực phẩm dành cho phi hành gia đã được đóng gói nhiều tháng trước khi họ bắt đầu nhiệm vụ lên tàu vũ trụ. Các phi hành gia còn phải tìm cách ăn uống trong môi trường không trọng lực, khi thức ăn và dụng cụ ăn uống có thể bay khỏi đĩa.

Ngay cả với sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm, không phải thực phẩm nào cũng có thể mang lên tàu vũ trụ để thưởng thức. Để đảm bảo sức khỏedinh dưỡng cho các phi hành gia, dưới đây là những thực phẩm và đồ uống họ không sử dụng ngoài không gian:

Thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao

Chuyên gia Kloeris cho biết, những triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở ngoài không gian có thể khiến các phi hành gia phải khốn khổ. Vì vậy, họ không thể mang theo những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc như thịt và hải sản sống, sữa chưa thanh trùng, trái cây và rau củ chưa rửa lên tàu vũ trụ.

Một trong số những thực phẩm dành cho phi hành gia là thực phẩm đã được sấy khô (loại bỏ nước), sau đó chỉ cần thêm nước vào trước khi ăn. Yến mạch, cơm, mì và thức uống dạng bột là những ví dụ điển hình.

Một khẩu phần ăn gồm bít tết, rau cải bó xôi, bánh quy, nước bưởi được NASA trưng bày - Ảnh: Jason Connolly/AFP

Một khẩu phần ăn gồm bít tết, rau cải bó xôi, bánh quy, nước bưởi được NASA trưng bày - Ảnh: Jason Connolly/AFP

Ngoài ra, còn có thực phẩm như cá đóng hộp, trái cây và rau củ đã trải qua xử lý với nhiệt. Mứt và trái cây sấy khô đã loại bỏ một lượng nước nhất định cũng được mang lên vũ trụ. Các sản phẩm có chứa thịt được xử lý bằng bước chiếu xạ thực phẩm. Các phi hành gia cũng sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm đóng gói sẵn và có thể ăn liền như các loại hạt, bánh ngũ cốc granola.

NASA còn yêu cầu phi hành đoàn phải cách ly 7 ngày trước khi phóng tàu để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bữa ăn sẵn dạng đồ ăn quân đội

Bữa ăn sẵn dành cho quân đội (MRE) là khẩu phần ăn chế biến sẵn được thiết kế cho binh lính hoạt động trên chiến trường. Tuy nhiên, chúng lại không phù hợp với những nhiệm vụ du hành không gian.

Nguyên nhân là bữa ăn này chứa nhiều muối và chất béo – 2 nhóm chất cần thiết cho bộ binh chiến đấu cần bổ sung điện giải và calo nhanh chóng. Nhưng khi ngoài vũ trụ, hàm lượng muối cao sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ loãng xương do môi trường không trọng lực.

Đồ ăn dễ bẻ vụn

Bim bim giòn tan, bánh mì hay đồ chiên rán giòn rụm là món ăn hấp dẫn bất cứ ai trên Trái Đất. Nhưng khi lên vũ trụ, thực phẩm này dễ để lại những mảnh vụn trôi lơ lửng trong không gian, mắc kẹt trong bộ lọc không khí, các thiết bị và thậm chí là mắt của phi hành gia.

Thay vì dùng bánh mì, các phi hành gia ăn bánh dẹt tortilla làm từ bột ngô. Các món bánh quy giòn cũng được làm với kích cỡ vừa miệng để có thể ăn nguyên miếng.

Đồ ăn nhạt

Hai phi hành gia thưởng thức món pizza tự làm với các nguyên liệu đảm bảo an toàn - Ảnh: NASA Johnson Space Center

Hai phi hành gia thưởng thức món pizza tự làm với các nguyên liệu đảm bảo an toàn - Ảnh: NASA Johnson Space Center

Trước đây, các phi hành gia từng phải ăn thực phẩm dạng viên nang lạnh như khoai tây nghiền, mì Ý xay nhuyễn. Ngày nay, để cải thiện sức khỏe cho con người trên tàu vũ trụ, chế độ ăn uống được thiết kế với nhiều món ăn đa dạng về hương vị.

Theo TS Michael Harrison – Công ty phát triển hạ tầng ngoài không gian Axiom Space (Mỹ), môi trường không trọng lực gây ra thay đổi các chất dịch trong cơ thể, khiến các phi hành gia hay bị nghẹt mũi. Khứu giác và vị giác bị biến đổi nên họ thích các loại tương ớt giúp cải thiện hương vị món ăn.

Đồ uống có cồn

Rượu bia bị cấm tại NASA và Trạm Vũ trụ Quốc tế. Theo chuyên gia Kloeris, ban đầu, lệnh cấm này được đưa ra nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khi vận hành những thiết bị đắt tiền ngoài không gian. Sau này, NASA phát hiện, qua quá trình xử lý và tái sử dụng không khí – nước, ethanol không hề phân hủy mà có thể gây ô nhiễm không khí lẫn nguồn nước.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp