Nguy cơ bệnh tật cho những người “hảo ngọt”

Đường tự do (free sugar) là "thủ phạm" làm tăng trọng lượng cơ thể, dẫn đến thừa cân, béo phì

Mối liên hệ giữa bệnh động mạch vành và đường phụ gia

9 mẹo đơn giản để “cai nghiện” đồ ngọt hiệu quả

Nam giới ăn nhiều đường có nguy cơ bị rối loạn tâm thần

Cách đơn giản để "cai nghiện" đồ ngọt

Tác hại khó lường đằng sau vị ngọt

Tinh bột (carbohydrate) là 1 trong 3 đại chất dinh dưỡng (ngoài chất đạm, chất béo) có vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của chúng ta. Có 3 loại tinh bột chính là: Đường, tinh bột và chất xơ (các carbohydrate mà cơ thể không thể tiêu hóa). Hầu hết tinh bột và đường sẽ được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Tuy có vai trò quan trọng là vậy, không phải loại đường nào cũng lành mạnh. Chúng ta được khuyên ăn nhiều trái cây và uống sữa – những thực phẩm chứa đường sucrose, fructose, lactose và glucose tự nhiên. Trái lại, đường tự do (free sugar) được thêm vào thực phẩm qua quá trình chế biến là là “thủ phạm” gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

Đường tự do có nhiều trong các món bánh kẹo ngọt, đồ uống chế biến sẵn

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đường tự do là đường được bổ sung vào thực phẩm và đồ uống bởi nhà sản xuất, người nấu hoặc người tiêu dùng. Mật ong, siro và nước hoa quả cũng được xếp vào nhóm đường tự do, bởi chúng đã bị tách ra khỏi nguồn gốc tự nhiên vốn có. Ví dụ, chúng ta khó có thể ăn liên tục 4 trái cam, nhưng lại dễ dàng uống hết nước ép của 4 trái cam đó (khoảng 1 cốc). Khi đó, bạn đang tiêu thụ rất nhiều đường mà không hề nhận ra. 

Chế độ ăn uống chứa quá nhiều đường tự do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau:

Béo phì

Sau khi nạp vào cơ thể, đường fructose sẽ được gan xử lý và lưu trữ dưới dạng mỡ. Nếu không được tiêu thụ qua tập thể dục, vận động hàng ngày, lượng mỡ này sẽ tích tụ trong cơ thể, gây ra tình trạng béo phì, thừa cân.

Rối loạn chuyển hóa

Hội chứng rối loạn chuyển hóa có liên quan chặt chẽ tới béo phì và tình trạng kháng insulin. Insulin là 1 hormone tuyến tụy có nhiệm vụ quan trọng trong việc cân bằng lượng đường trong máu. Thói quen tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến kháng insulin, kết quả là lượng đường trong máu tăng cao ngay cả khi cơ thể cố gắng tiết ra nhiều insulin để giảm đường huyết.

Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và nhiều bệnh tim mạch khác. Trong đó, đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến ở Việt Nam.

Bệnh lý về răng miệng

Chế độ ăn nhiều đường, uống nước ngọt có thể "tàn phá" răng của trẻ

Quá trình các vi khuẩn trong miệng phân giải đường trong thực phẩm sẽ tạo ra các acid, có thể làm hỏng men răng và gây ra các vấn đề như hôi miệng, sâu răng. Tình trạng sâu răng đặc biệt nghiêm trọng với răng sữa của trẻ nhỏ, có thể dẫn đến sún răng và ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này.

Làm thế nào để cắt giảm đường tự do trong chế độ ăn hàng ngày?

Thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe lâu dài của bạn. Do đó, theo khuyến cáo của WHO, lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày chỉ nên đáp ứng dưới 10% (lý tưởng nhất là dưới 5%) nhu cầu năng lượng của bạn. Như vậy, người trưởng thành không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường tự do (tương đương 36gr đường tự do) mỗi ngày.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần giúp trẻ tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ nước ngọt và thực phẩm chứa quá nhiều đường. Theo TS. Trần Quốc Bảo - Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, chỉ 1 lon nước ngọt đã chứa khoảng 36-40gr đường tự do, vượt quá ngưỡng khuyến cáo dành cho trẻ em.

Ưu tiên rau củ, hoa quả tươi thay vì đồ ngọt chứa nhiều đường tự do

Để phòng chống hội chứng rối loạn chuyển hóa và tình trạng béo phì,, bạn cần kiểm soát tốt lượng đường tự do trong chế độ dinh dưỡng. Thói quen ăn uống lành mạnh là bổ sung nhiều rau củ, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày. Khi nấu ăn, pha đồ uống, bạn nên sử dụng đường tinh luyện, đường mía ở mức độ vừa phải.

Ngoài ra, khi mua thực phẩm đóng gói sẵn, bạn cũng nên đọc kỹ nhãn dinh dưỡng (Nutrition fact) để lựa chọn những sản phẩm chứa ít đường tự do. Khi mua đồ uống giải khát như cà phê, trà sữa pha chế sẵn, hãy chủ động yêu cầu giảm lượng đường để có thức uống lành mạnh hơn.

Người tiêu dùng cần phân biệt khái niệm free sugar (đường tự do) và sugar-free (không đường). Theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), sản phẩm "sugar-free" không chứa quá 0,5gr đường (đường tự nhiên lẫn đường tự do) trong 1 khẩu phần. “No added sugar” là sản phẩm không được thêm đường hoặc các nguyên liệu chứa đường phụ gia trong quá trình chế biến. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chứa một chất tạo ngọt chứa ít calorie để thay thế cho đường mà vẫn giữ được vị ngọt nguyên bản.
Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng