Kiểm soát lượng chất béo trong chế độ ăn giúp bạn bảo vệ sức khỏe trái tim
Chất béo nào thích hợp cho chế độ ăn Keto?
Tại sao không nên kết hợp thuốc kháng sinh và chế độ ăn nhiều chất béo?
Đâu là nguyên nhân khiến bạn hấp thu chất béo kém?
Ăn nhiều chất béo có thể bị mù lòa do thoái hóa điểm vàng
Gánh nặng bệnh không lây nhiễm do tiêu thụ nhiều chất béo
TS. Trần Quốc Bảo - Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng cho biết, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu Việt Nam. Cứ 10 người chết thì có 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường…
Ước tính toàn quốc hiện có khoảng gần 20 triệu người mắc các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, có đến 12.5 triệu người mắc bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa (saturated fat) và chất béo chuyển hóa (trans-fat) làm tăng 21-28% nguy cơ mắc hoặc tử vong do bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác. Ngoài ra, chế độ ăn giàu 2 nhóm chất béo trên còn làm tăng chỉ số LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt) trong máu.
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe
Chất béo bão hòa thường ở thể rắn trong nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C), có trong một số thực phẩm như: Bơ sữa, phô mai, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ.
Bên cạnh một số chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong thịt và các sản phẩm từ sữa, hầu hết chúng được tạo ra từ quá trình hydro hóa dầu thực vật để biến dầu thành thể rắn, kéo dài thời gian bảo quản. Trans-fat còn “núp mình” trong một số thực phẩm được chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn hoặc đồ ăn nhanh.
Sử dụng chất béo thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm trong xã hội hiện đại. Theo khuyến nghị của WHO, lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống không chiếm quá 10% nhu cầu năng lượng mỗi ngày, riêng với chất béo chuyển hóa là không quá 1%. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nên tránh sử dụng chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp.
Ưu tiên nguồn chất béo không bão hòa trong chế độ ăn hàng ngày
Để đạt được mục tiêu này, bạn có thể thực hiện những thay đổi tích cực trong chế độ ăn uống sau:
- Tăng cường ăn rau củ, trái cây tươi. Ưu tiên những phương pháp chế biến sử dụng ít dầu mỡ như luộc, hấp, nướng...
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn. Tạo thói quen đọc kỹ nhãn dinh dưỡng (Nutrition fact) khi mua sản phẩm đóng gói sẵn để có thể chọn ra sản phẩm lành mạnh, chứa ít chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.
- Thay thế chất béo chuyển hóa (mỡ động vật, bơ sữa) bằng những chất béo tốt cho sức khỏe như: Cá, quả bơ và các loại hạt hạch, dầu olive, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
- Sử dụng lượng chất béo vừa phải khi chế biến các món xào, chiên rán. Với chế độ ăn 2000 calorie/ngày, phụ nữ không nên dùng quá 6 thìa cà phê dầu ăn, nam giới không nên dùng quá 7 thìa cà phê dầu ăn.
- Quá trình oxy hóa khi dùng dầu ăn nhiều lần, chế biến ở nhiệt độ quá cao có thể sinh ra các chất độc gây ung thư. Do đó, người nội trợ cần tránh để để dầu bốc khói khi nấu ăn, đồng thời không dùng lại dầu đã qua sử dụng nhiều lần.
Bình luận của bạn