Củ dền từ lâu đã nổi tiếng với những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe
Bất ngờ với 7 lợi ích của củ dền
Biến củ cải trắng thành món ngon bổ dưỡng
Những giống rau củ nên trồng trong mùa Thu
Hãy ăn củ dền ngay vì những lý do này
Giá trị dinh dưỡng của củ dền
Củ dền đỏ là một trong những loại rau phát triển tốt trong thời tiết mát mẻ. Ở nước ta, củ dền dễ trồng ở vùng núi và trung du, hay ở miền Bắc vào những tháng mùa Thu hoặc mùa Xuân. Với màu đỏ hồng đẹp mắt, củ dền dễ chế biến thành những món ngon giàu dinh dưỡng.
Ưu điểm nổi bật nhất của củ dền là giàu folate (một dạng vitamin B9), mangan và đồng. Đây là những vi chất cần thiết cho sức khỏe trái tim, não bộ và xương khớp. Củ dền là nguồn chất xơ dồi dào – thức ăn cho hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Màu hồng của củ dền đến từ betalain – sắc tố thực vật có tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ.
Phần lá của củ dền có thể ăn được, chúng cũng giàu dinh dưỡng không kém củ: Từ vitamin A, B, K đến đồng, calci và đặc biệt là hàm lượng sắt dồi dào. Nhờ đó, củ dền được coi là thực phẩm "bổ máu", giúp kích thích tái tạo tế bào máu cho cơ thể.
Ngoài ra, củ dền đỏ còn tốt cho huyết áp. Nghiên cứu cho thấy, trong củ dền có hàm lượng nitrate cao, khi ăn vào sẽ được hệ tiêu hóa chuyển hóa thành nitrite và nitric oxide. Nitric oxide giúp làm giãn các mạch máu, từ đó đem lại hiệu quả giảm huyết áp.
Cách chế biến củ dền đỏ cho bữa ăn
Củ dền mọng chứa phần lớn là nước, nên có thể chế biến thành nước ép tốt cho sức khỏe. Nước ép củ dền được đánh giá là khá dễ uống, lại đẹp mắt, dễ kết hợp với trái cây có vị ngọt tự nhiên như táo. Bạn còn có thể tận dụng nước ép củ dền làm chất tạo màu tự nhiên khi làm bánh, làm mì.
Phần củ cũng chính là bộ phận có nhiều ứng dụng nhất. Bạn có thể nướng, luộc hoặc hấp chín củ dền, sau đó thêm nguyên liệu này vào các món salad, soup hoặc nước sốt. Củ dền có thể nấu canh cùng xương, cà rốt và nấm.
Tương tự khoai tây, bạn có thể làm "bim bim" giòn tan từ củ dền. Củ dền sau khi gọt vỏ ngoài, cắt bớt rễ thì thái thành lát mỏng. Rắc đều dầu olive và chút muối ăn vào củ dền, sau đó xếp lên khay nướng ở 100 độ C trong 3 tiếng đến khi giòn.
Củ dền đỏ còn có thể biến thành món muối chua chống ngán lạ miệng. Bạn cần luộc hoặc hấp chín củ dền khoảng 1 tiếng đến khi mềm, sau đó để nguội và bóc vỏ, cắt thành miếng vừa ăn. Đun giấm trắng với đường theo tỷ lệ 7 phần giấm : 1 phần đường (ví dụ 700gr dấm với 100gr đường). Cho củ dền vào lọ thủy tinh, dùng hỗn hợp giấm đường để ngâm củ dền. Đến khi nguội thì đóng nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Lá non của củ dền có hương vị gần giống củ dền và rau cải xoăn, có thể tận dụng để làm các món xào, nấu canh, salad hoặc xay sinh tố. Nếu bạn thích ăn rau mầm, hạt giống củ dền đỏ là lựa chọn lý tưởng để thử nghiệm. Rau mầm củ dền đỏ hơi đắng, có màu hồng tím đẹp mắt, thích hợp dùng để trang trí hoặc làm món rau trộn kiểu Âu.
Củ dền cùng họ với rau chân vịt, có chứa nhiều oxalate – một hợp chất hữu cơ làm tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi mật. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn củ dền. Với người khỏe mạnh, sử dụng củ dền ở mức độ vừa phải không gây hại cho sức khỏe.
Bình luận của bạn